- Người vợ bí ẩn của bầu Đức: Bị “hắt hủi” trong công ty, chưa từng lộ mặt trước truyền thông
- Thực hư thông tin Huấn Hoa Hồng được thả sau hai ngày vào trại
- Trước khi vào trại, “giang hồ mạng” Huấn Hoa Hồng từng lừa đảo cả trăm triệu?
- Quá trình tịnh thân rùng rợn của nữ thái giám, đau đớn và ác độc hơn cả nam hoạn quan
Chiều hè năm 2006, Ibrahim Dimson có mặt ở sân bay Quốc tế Hartsfield-Jackson tại Atlanta với một hộp bánh quy. Nào ai biết bên trong hộp bánh đó chứa đầy những cuộn tiền 50 và 100 đôla, tổng giá trị lên đến 30 nghìn đô.
Chỉ mới vài phút trước đó, Ibrahim Dimson đã trao một chiếc túi xách vải len, cùng một lọ nhỏ cho người đàn ông lạ mặt. Trong đó chứa đựng những tài liệu đánh cắp từ Coca-Cola và lọ kia là công thức bí mật, tất cả đều là tuyệt mật. Người nhận tự xưng là Jerry, giám đốc điều hành của Pepsi.
Đó chỉ là khởi đầu mà thôi, Ibrahim Dimson và các tay trong của hắn ở Coca-Cola đã lấy trăm hàng trăm bí mật kinh doanh của thương hiệu này để bán cho Pepsi.
Người phụ nữ nội gián
Ở Coca-Cola, việc giữ bí mật trở thành phương châm sống và là văn hóa của doanh nghiệp. Những người lao động thường xuyên bị kiểm tra an ninh, giám sát từng hoạt động trong phòng làm việc. Đặc biệt, công thức đồ uống Coke nguyên gốc được khóa trong một két sắt trị giá hàng triệu đôla, chỉ có hai người biết mở nó trên đời. Để phòng trường hợp có chuyện xấu xảy ra, hai người đó còn phải di chuyển trên các chuyến bay khác nhau khi di chuyển.
Joya Williams là một nữ nhân viên gương mẫu trong công ty. Cô là con gái của một người thợ tế nhà thờ, thường tham gia các lớp dạy giáo lý vào chú nhật. 3 năm rưỡi làm việc ở nhà máy đóng chai lớn nhất của Coca-Cola, cô luôn được yêu mến vì sự thân thiện, nghiêm túc của mình. Năm 2005, Joya Williams gia nhập tập đoàn mẹ và làm trợ lý hành chính cho Giám đốc Tiếp thị Toàn cầu, cô được tin tưởng và được biết các thư tín nhạy cảm, tài liệu nội bộ, những sản phẩm mới sắp ra mắt của hãng.
Thế nhưng, làm việc hơn 1 năm mức lương của cô vẫn là 50 nghìn đô/năm. Joya Williams cảm thấy mình không được đối xử xứng đáng nên dần lên kế hoạch đâm lén tập đoàn.
Cuối năm 2005, Joya Williams gặp Edmund Duhaney, người này vừa ra tù vì tội buôn bán cocain và đang rất cần việc. Williams nói với Duhaney rằng mình đang nắm các tài liệu mật của Coca-Cola và muốn giao cho Pepsi. Cô đảm bảo đối thủ cạnh tranh của Coca-Cola sẽ bỏ ra số tiền khổng lồ để mua nó. Nhưng vì đã ký thỏa thuận bảo mật nên cô không thể tự đi giao hàng được. Bởi vậy mà Wiliiams muốn nhờ Duhaney thuê người. Ibrahim Dimson, gã nhân viên văn phòng biển thủ công quỹ được cho vào tầm ngắm.
Và thế là Ibrahim Dimson đã gửi thư đến Cấp cao của Pepsi. Trong thư, hắn xưng mình là giám đốc cấp cao của Coca-Cola và đang có những tài liệu kinh doanh tuyệt mật.
Gửi Pepsi,
Tôi có trong tay những thông tin cực kỳ bí mật mà chỉ có vài giám đốc điều hành chủ chốt của công ty được biết. Tôi thậm chí có thể cung cấp các sản phẩm thực và đóng gói của một số sản phẩm nhất định, ngoài 5 giám đốc điều hành cấp cao nhất ra, chưa ai được thấy.
Tôi muốn chuyển chúng cho người trả giá cao nhất. Lời đề nghị có một không hai này chỉ có giá trị trong vòng hai tuần. Ngài có thể liên lạc với tôi theo số…
DIRK
2 tuần sau, quả thật có một cuộc gọi từ nhân viên của Pepsi. Người đàn ông tự xưng là Jerry và yêu cầu Dimson đưa ra bằng chứng về món hàng. Dimson đã fax cho đối phương 14 trang tài liệu của Coca-Cola, chúng đều là tuyệt mật và nói rằng muốn nhận một khoản tiền xứng đáng. 50 nghìn đô tiền cọc đã được chuyển đến tài khoản của Dimson. Theo thỏa thuận, Jerry sẽ mua lại với giá 75 nghìn đô – trả trước 30 nghìn và 45 nghìn được chuyển nốt sau khi kiểm tra hàng.
Joya Wiliiams có trong tay các tài liệu quan trọng, mẫu sản phẩm chưa ra mắt của Coca-Cola. Tất cả được chuyển cho Dimson để thực hiện giao dịch. Sau khi trao đổi, Dimson rời khỏi sân bay cùng đồng bọn chia chác. Duhaney nhận 2 nghìn đô, Wiliiams nhận 6 nghìn và 22 nghìn còn lại cho Dimson.
Chưa dừng lại ở đó, 10 ngày sau Jerry chủ động liên lạc lại với Dimson và muốn mua những bí mật còn lại với giá 1,5 triệu đô. Nhưng tham thì thâm, ngày 5/7/2006, Williams, Dimson và Duhaney bị tóm cổ vì tội lừa đảo qua điện thoại, ăn cắp và bán trái phép các bí mật thương mại.
Jerry là ai?
Hóa ra, Jerry mà họ trao đổi không phải là giám đốc điều hành của Pepsi mà là Đặc vụ của FBI tên là Gerald Reichard, hay còn biết đến với cái tên Gerry.
Vài tháng trước, Pepsi đã nhận được bức thư chào hàng của ba người này. Thay vì tận dụng, họ đã chuyển lại cho Coca-Cola và thông báo với đối thủ rằng có kẻ muốn tuồn thông tin của hãng ra ngoài. Coca-Cola đã nhờ FBI và cuộc vào làm một cuộc điều tra bí mật.
Sau khi bị vạch trần, cả ba lần lượt nhận những án phạt thích đáng. Duhaney 2 năm tù, Dimson 5 năm tù, còn Williams, mới đầu còn phủ nhận và kêu oan nhưng sau đó cũng phải chấp nhận và lĩnh 8 năm tù.
Ảnh minh họa phiên tòa
Phía Pepsi cho biết, họ đã làm điều mà bất kỳ công ty có trách nhiệm nào cũng làm. “Cạnh tranh có thể rất khốc liệt, nhưng cạnh tranh phải công bằng và hợp pháp”, đại diện Pepsi nói. Ai cũng biết Coca-Cola và Pepsi chẳng ưa gì nhau, cuộc đối đầu của họ diễn ra trong hàng thập kỷ qua. Từng làm những quảng cáo chống lại nhau, có những trận chiến marketing đầy khiêu khích… Nhưng 13 năm trước, Pepsi lại chẳng ngần ngại từ chối bí mật của đối thủ và quyết cạnh tranh công bằng.
Người vợ bí ẩn của bầu Đức: Bị “hắt hủi” trong công ty, chưa từng lộ mặt trước truyền thông
(Techz.vn) – Bầu Đức rất kín tiếng và dường như không tiết lộ bất cứ thông tin nào về gia đình mình với báo chí trong nước.