Đời sống

Hé lộ võ tướng số 1 Tam Quốc, hoàn hảo nhưng vẫn thua thiên tài quân sự trăm trận trăm thắng của Việt Nam

Triệu Vân chưa từng thất bại trong Tam Quốc. Trong khi đó, cao nhân này tại Việt Nam cũng có thành tích bất bại trên chiến trường. Nếu so sánh, người này còn giỏi hơn võ tướng của nhà Thục Hán.

Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, La Quán Trung viết về rất nhiều võ tướng tài giỏi, hình tượng đi cùng năm tháng. Ngày nay, nhiều người nhắm mắt cũng có thể kể ra loạt mãnh tướng hàng đầu Tam Quốc như Quan Vũ, Trương Phi, Lã Bố… Nhưng để kể đến người toàn diện nhất, chưa từng bại trận thì chỉ có Triệu Vân mới đủ tiêu chuẩn.

trieu-van-vua-quang-trung-4

Theo mô tả, Triệu Vân là người ở Chính Định, thuộc quận Thường Sơn (nay là huyện Chính Định, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc). Người này sinh ra đã cao to, uy phong hơn người, thần thái nghiêm nghị ai thấy cũng phải e dè.

Trên chiến trường, Triệu Vân có năng lực đáng gờm khi chưa từng bại trận trong suốt 30 năm phò tá Lưu Bị. Dù trận lớn hay nhỏ, hễ Triệu Vân ra trận đều sẽ thắng. Cùng với đó, vị tướng này cũng chưa biết mùi bại trận trong những trận đấu đối kháng là gì.

trieu-van-vua-quang-trung-3

Triệu Vân có thể không phải người giỏi võ và uy quyền nhất Tam Quốc, nhưng lại toàn diện nhất. Ông không kiêu căng như Quan Vũ, nóng nảy như Trương Phi, ngược lại rất biết cư xử, đúng mực. Ấy thế mà Triệu Vân vẫn chưa là gì nếu so với vua Quang Trung của Việt Nam.

trieu-van-vua-quang-trung-2

Vua Quang Trung không chỉ dừng lại ở bách chiến bách thắng mà còn gầy dựng nên một triều đại của riêng mình. Nhà Tây Sơn của ông là một trong những triều đại hùng mạnh, nâng tầm vị thế nước ta khi đó.

trieu-van-vua-quang-trung-1

Tên tuổi của vua Quang Trung không chỉ dừng lại ở chiến trường mà còn ở nhiều lĩnh vực khác như kinh tế, ngoại giao. Dưới thời vua Quang Trung, nước ta có nhiều chính sách cải cách vừa hợp lòng dân, lại đẩy được vận nước. Có thể nói, đây là một trong những vị vua được kỳ vọng sẽ thay đổi nước ta rất nhiều. Đáng tiếc ông lại qua đời đột ngột khi còn nhiều dự định dang dở. Thế hệ sau đó của nhà Tây Sơn không tiếp nối được kỳ vọng của Quang Trung, cuối cùng đành chấp nhận nhường lại giang sơn cho nhà Nguyễn.