Vùng giàu tài nguyên khoáng sản nhất VN: Có ‘kho báu’ lớn thứ 2 thế giới và lượng ‘vàng đen’ khủng
Việt Nam là đất nước có nhiều tài nguyên khoáng sản, trong đó, vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là nơi tập trung nhiều nhất. Khu vực này có các khoáng sản chính như than, sắt, chì – kẽm, thiếc, đồng, apatit… Hầu như mỗi tỉnh, thành đều có ít nhất một loại khoáng sản.
Nhưng để kể ra loại khoáng sản có trữ lượng lớn nhất thì phải kể đến than đá. Than đá tập trung chủ yếu ở Quảng Ninh, phổ biến nhất là Hạ Long, Cẩm Phả và Uông Bí. Nó được biết đến với biệt danh “vàng đen” vì từng là nguyên liệu quan trọng của công nghiệp năng lượng.
Từng được đánh giá rất cao nhưng những mặt trái của than đá như khiến trái đất nóng lên, thải ra nhiều khí Cacbon điôxít đã khiến loại khoáng sản này không còn có vị thế cao như trước.
Cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Ninh từng cho biết, trữ lượng than đá ở tỉnh này khoảng 3,6 tỷ tấn. Hàng năm, Quảng Ninh cho phép khai thác khoảng 30 – 40 triệu tấn than đá. Đây là nơi khai thác than đá chính của nước ta.
Ngoài ra, vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ còn là nơi có nhiều đất hiếm, loại khoáng sản cực kỳ quý giá. Hiệp hội Địa chất Mỹ (USGS) cho biết cả Việt Nam có 22 triệu tấn đất hiếm, đứng thứ 2 thế giới chỉ sau Trung Quốc.
Còn theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, đất hiếm tại Việt Nam phân bố chủ yếu ở vùng Tây Bắc. Khu vực này có những mỏ đất hiếm như Đông Pao, Nam Nậm Xe, Bắc Nậm Xe, Yên Phú đã được thăm dò và xác định giá trị kinh tế. Khu vực Tây Bắc tồn tại rất phong phú các đá magma kiềm, á kiềm giàu các nguyên tố đất hiếm, nhờ đó càng thuận lợi để các mỏ đất hiếm hình thành.
Các mỏ đất hiếm gốc tập trung ở Lai Châu, Lào Cai hay Yên Bái. Hiện nay, mỏ đất hiếm kiểu quặng gốc ở Đông Pao, xã Bản Hon, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu có trữ lượng lớn nhất cả nước, có thể khai thác theo quy mô công nghiệp.
Những địa phương có trữ lượng đất hiếm lớn luôn muốn tận dụng tiềm năng này để phát triển tỉnh nhà. Nhưng bên cạnh đó cũng đau đầu tìm phương án tránh khai thác trái phép, bừa bãi.
Được biết, đất hiếm là khoáng sản của giá trị kinh tế rất lớn. Nó chứa các nguyên tố được dùng trong sản xuất hợp kim đặc biệt, sản xuất thủy tinh, thiết bị điện tử hiệu suất cao. Đặc biệt, trong đất hiếm có nguyên tử dùng trong chế tạo nam châm vĩnh cửu và phục vụ công nghiệp quốc phòng.
Bất ngờ dân tộc đông thứ hai ở Việt Nam, chỉ sau người Kinh, 63 tỉnh thành nơi nào cũng có mặt
Ai cũng biết dân tộc Kinh đông nhất, chiếm đa số dân số Việt Nam. Thế còn cái tên đứng thứ 2 là ai?