Khám phá mới

Vị vua giỏi chiến trận nhất Việt Nam, khiến kẻ thù sợ như cọp và cái chết bí ẩn vẫn chưa có lời giải

Điểm lại lịch sử Việt Nam trong hơn 4000 năm qua, rất nhiều danh tướng, nhà cầm quân tài ba đã xuất hiện. Nhưng người xứng với danh xưng vị vua giỏi chiến trận nhất có lẽ phải kể đến Quang Trung Hoàng đế (1753 – 1792), tên thật là Nguyễn Huệ.

Trước khi lên ngôi vương, Quang Trung là một vị tướng lừng danh của đội quân Tây Sơn. Ông cùng với anh em đã lãnh đạo nghĩa quân, chấm dứt nội chiến Trịnh – Nguyễn phân tranh. Bên cạnh đó, Quang Trung còn đánh đuổi quân xâm lược của Xiêm La ở phía Nam, Đại Thanh từ phía Bắc.

vua-quang-trung-1

Ra chiến trường từ năm 18 tuổi, suốt 20 năm binh nghiệp, Quang Trung chưa từng thua một lần nào. Kẻ thù nghe đến tên ông đã cảm thấy khiếp sợ. Đến mức chính sử nhà Nguyễn dù không ưa gì Quang Trung vẫn phải công nhận ông là dũng tướng bậc nhất, khiến quân Xiêm “sợ như sợ cọp” sau trận Rạch Gầm – Xoài Mút.

Đáng tiếc là Quang Trung không sống thọ, qua đời đột ngột ở tuổi 39. Ông ra đi để lại rất nhiều dự định còn dang dở, tỏng đó có việc dời kinh đô về Phượng Hoàng Trung Đô (nay là phường Trung Đô, TP. Vinh, tỉnh Nghệ An).

vua-quang-trung-3

Đến nay nguyên nhân vua Quang Trung mất vẫn là ẩn số với hậu thế. Một chiều đầu thu năm 1792, vua đang làm việc bỗng hoa mắt chóng mặt, mê man bất tỉnh. Khi tỉnh lại, vua gọi Trần Quang Diệu vào căn dặn về việc dời đô nhưng chưa quyết xong thì ông đã nguy kịch rồi ra đi.

Trong “Ngụy Tây liệt truyện” chép về cái chết của vua Quang Trung như sau: "Một hôm, về chiều, Quang Trung đang ngồi bỗng xây xẩm, tối tăm, thấy một ông già đầu bạc từ trên trời xuống, mặc áo trắng, cầm gậy sắt, mắng rằng: "Ông cha người sống ở đất của Chúa, đời đời làm dân Chúa Nguyễn, sao phạm đến lăng tẩm...". Rồi lấy gậy đánh vào trán Quang Trung, mê man ngã xuống, bất tỉnh nhân sự lâu lắm... Từ đó, bệnh chuyển nặng...". Chính vì tư liệu này mà người ta cho rằng vua Quang Trung bị tai biến ở não bộ, bất tỉnh đột ngột.

vua-quang-trung-2

 

Trong “Tây Sơn thực lục” cũng ghi: "Huệ mắc bệnh nặng, chữa không khỏi… Năm ấy Nguyễn Huệ mất, tóc của Huệ thì quăn, mặt thì đầy mụt, có một con mắt nhỏ, nhưng cái tròng rất lạ, ban đêm ngồi không có đèn, thì ánh sáng từ mắt soi sáng cả chiếu…".

Người xưa gọi hiện tượng vua Quang Trung mắc phải trước khi mất là chứng “huyễn vận”. Y học ngày nay thì gọi là tai biến mạch máu não.

vua-quang-trung-4

Các nhà nghiên cứu sau này lại khẳng định ông bị tăng huyết áp đột ngột. Còn bác sĩ Bùi Minh Đức thì kết luận vua bị xuất huyết não dưới màng nhện, nguyên nhân tử vong là viêm phổi sặc (tràn dịch màng phổi).

Đến nay vẫn chưa có bất cứ giả thuyết nào về cái chết của vua Quang Trung đủ sức thuyết phục. Thế nên nó mãi mãi là bí ẩn của lịch sử Việt Nam. Ngoài ra, lăng mộ của ông cũng là điều gây đau đầu khi không thể xác định nổi nó nằm ở đâu.

 

Nữ nhà giáo đầu tiên của VN: Tài sắc vang danh cả nước, dính đại án oan hơn 500 năm mới được gột rửa

Xuất thân cao quý, học rộng hiểu nhiều, lại xinh đẹp nức tiếng. Người phụ nữ hội tụ đủ tài sắc này không chỉ được đại thần đứng đầu triều đình khi đó yêu quý mà đến cả vua cũng rất mến mộ bà.