Khám phá mới

Những ‘đặc công nước’ huyền thoại đi vào lịch sử Việt Nam: Nhân vật số 1 không ai không biết

Với đặc điểm địa hình dày đặc sông ngòi, người Việt Nam từ xưa đã gắn với sông nước. Ông cha ta giỏi vận dụng lợi thế bơi lội, có những trận thủy chiến vang danh sử sách như trận Bạch Đằng thời Ngô, trận Bạch Đằng thời Tiền Lê, trận Vân Đồn, trận Bạch Đằng thời Trần…

Người Trung Quốc cũng phải công nhận biệt tài sông nước của người Việt qua câu: “Nam di chu, Bắc di mã” (tạm dịch: Người phương Nam di chuyển bằng thuyền, người phương Bắc di chuyển bằng ngựa).

yet-kieu-5 (1)
Ảnh minh họa. Ảnh: truyentranhvn

Trước đây, chưa có đội quân chuyên biệt nào cho đường thủy như hiện tại. Dĩ nhiên, những khái niệm như đặc công nước, thủy quân cũng không có. Thế nhưng, đội quân chuyên hoạt động dưới nước, lợi dụng bơi lội giỏi để đánh giặc thì hầu như thời nào cũng có. Nói cách khác, họ chính là những người đặt nền móng cho thủy quân, được xem như lực lượng “đặc công nước” đầu tiên của Việt Nam.

Người được nhắc đến đầu tiên khi nói về chuyện giỏi bơi lội chắc chắn không ai khác ngoài Yết Kiêu. Ông là dũng tướng thời nhà Trần, chỉ huy đội quân chuyên đục thuyền của địch. Trong “Lĩnh Nam chích quái” đã đưa ông vào danh sách dị nhân, người có chiến công trong công cuộc đẩy lùi quân Nguyên – Mông.

Ông nổi tiếng đến mức hậu thế lấy tên ông để đặt cho những người giỏi bơi lội. Yết Kiêu còn được đánh giá là ông tổ của nghề bơi lội nước ta.

yet-kieu-1
Ảnh minh họa. Ảnh: Internet

Bên cạnh Yết Kiêu còn có rất nhiều người giỏi bơi lội khác xứng đáng được nhắc đến. Ở phường Trần Lãm, TP Thái Bình, tỉnh Thái Bình có đền thờ Trương Long. Ông là người khỏe mạnh, bơi giỏi, tham gia thủy quân của nhà Trần. Bản thân Trương Long cũng lãnh đạo một đội chuyên đục thuyền giặc, có công lớn trong trận Bạch Đằng lịch sử tháng 3/1288. Sau chiến công đó, Trương Long được phong làm Hiển Hựu hầu.

Ở xã Long Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An thì có một nhân vật lưu danh khác là Hoàng Tá Thốn. Theo “Đại Việt sử ký toàn thư”, ông là Nội thư gia đời Trần, góp công lớn trong đẩy lùi giặc Nguyên – Mông và được phong làm Minh Tự, khi mất truy phong là Sát Hải đại tướng quân Hoàng Minh Tự đại liêu, được dân lập đền thờ ở nhiều nơi.

Hoàng Tá Thốn rất giỏi bơi lội, thường lặn sâu xuống nước để đục thuyền giặc, sau đó dùng dẻ nút lại. Cuối cùng ông kéo nút ra để thuyền của chúng dần dần chìm xuống.

yet-kieu-3
Ảnh minh họa. Ảnh: Internet

Ở Cổ Hoằng, lộ Thanh Hoa (nay là thôn Nhân Mỹ, xã Hoằng Ngọc, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa) thì có Đỗ Hành. Ông là người đã bắt sống Ô Mã Nhi và Tích Lệ Cơ Ngọc (2 tướng cao cấp của quân Nguyên – Mông).

Tại trang Vạn Phấn, huyện Thụy Anh, phủ Long Hưng (nay là thôn Phấn Vũ, xã Thụy Xuân, huyện Thái Thụy, Thái Bình) có một đội quân chuyên thám thính, đục thuyền địch do Hoàng Minh chỉ đạo. Hoàng Minh nhờ lập công trong trận Đại Bàng vào 8/1/1288 mà được ghi vào sử sách.

 

Chiến thuật quân sự kỳ lạ nhất lịch sử Việt Nam, hiếm thấy trên thế giới, sử dụng đội quân ‘thần bí’

Trong lịch sử quân sự Việt Nam lẫn thế giới ghi nhận đây là trận đánh kỳ lạ bậc nhất. Đội quân chủ lực trong trận này không phải con người như chúng ta thường thấy.