Nguồn gốc sâu xa của tháng 7 cô hồn, ý nghĩa đặc biệt không phải người Việt Nam nào cũng biết
Hàng năm, bắt đầu từ 1/7 âm lịch, người dân Việt Nam lại tỏ ra lo lắng và kiêng kị nhiều thứ. Theo quan niệm dân gian, tháng 7 âm lịch là tháng cô hồn. Vậy tên gọi này có nguồn gốc từ đâu?
Theo tìm hiểu, từ ngày 2/7 – 14/7 âm lịch, Diêm Vương sẽ ra lệnh mở Quỷ Môn Quan để ma quỷ được tự do đi lại, về dương thế gặp gia đình, bạn bè. Vào 12 giờ đêm ngày 14/7 âm lịch, Quỷ Môn Quan sẽ đóng lại, mọi linh hồn phải quay về địa ngục.
Cũng vì tích này mà dân gian quan niệm không nên làm những việc quan trọng trong tháng 7 âm lịch. Nhiều người còn cho rằng nên cúng cô hồn, làm việc thiện nhiều hơn vào tháng này.
Nói đến tháng 7 âm lịch, người Việt Nam có nhiều cụm từ quen thuộc, gắn liền với tháng này như: Xá tội vong nhân, Mở cửa mả, Âm khí xung thiên…
Đó là theo dân gian, còn theo khoa học, cụ thể là môn Lý học, Âm Dương ngũ hành thì tháng 7 âm lịch hoàn toàn không có liên quan đến vong linh, ma quỷ. Thời gian này Trái đất sẽ ở xa Mặt trời nhất.
Theo lịch Can chi thì tháng 7 âm lịch có Thiên can là Âm Thủy và thiên can Quý đang quản trung cung. Vì vậy mà Lý học Việt cho rằng tháng này âm khí rất vượng. Ảnh hưởng xấu rõ nhận thấy nhất là tháng này thường xuyên xảy ra thiên tai như lũ lụt, mưa gió, không khí thì ẩm ướt. Đặc biệt, ngày 15/7 âm lịch được cho là ngày khí âm thoát lên từ lòng đất. Với người xưa thì bất cứ thứ gì xuất phát từ lòng đất đều thuộc về cõi âm, ma quỷ.
Có một sự thật mà nhiều người Việt Nam vô tình lãng quên, tháng 7 âm lịch không chỉ là tháng cô hồn mà còn là tháng của sự hiếu thảo. Ngày rằm tháng 7 âm lịch, ngoài là ngày xá tội vong nhân còn là ngày Vu Lan báo hiếu. Ngày này con cái sẽ báo đáp công ơn sinh thành của cha mẹ, thể hiện sự hiếu thảo.
Nguồn gốc ngày Vu Lan báo hiếu là từ kinh Vu Lan Bồn, nói về sự tích Tôn Giả Mục Kiền Liên (1 trong 10 đại đệ tử của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni). Đắc đạo xong, ông nhìn thấy mẹ mình bị đọa xuống cõi địa ngục sau khi mất. Thương mẹ nên Tôn Giả Mục Kiền Liên ngỏ lời với Đức Phật, muốn tìm cách cứu bà. Đức Phật giải thích, mẹ ông bị đọa xuống địa ngục vì ở đời từng làm nhiều việc ác, tham lam. Muốn cứu bà, vào rằm tháng 7 phải sắm lễ cúng dường chúng Tăng, cầu thỉnh mười phương Tăng chúng hồi hướng chú nguyện.
Từ tích đó mà người dân về sau cứ đến rằm tháng 7 sẽ sắm sửa lễ vật đến chùa tụng kinh, làm việc thiện, cầu nguyện cho cha mẹ sức khỏe, bình an, người mất được siêu sinh tịnh cảnh.
Cũng theo quan niệm trên, tháng cô hồn không tồn tại, ngày rằm tháng 7 âm càng không phải ngày xấu nhất. Thế nên chuyện chuyện không may tìm đến trong tháng này càng không có thật. Ngược lại, tháng 7 âm nói chung, ngày rằm tháng 7 âm nói riêng còn mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc.
Chiêm ngưỡng cung đường đẹp nhất Việt Nam, được mệnh danh là ‘tiểu Sahara’, ai cũng nên đến 1 lần
Du khách Việt Nam và quốc tế bình chọn, đây là con đường ven biển đẹp nhất Việt Nam. Nếu có cơ hội, nhất định bạn phải thử đặt chân đến đây một lần, đảm bảo sẽ không bao giờ hối hận.