Người duy nhất trong lịch sử TQ ly dị hoàng đế vì lý do không ai ngờ, cuộc sống cuối đời mới xót xa
Lịch sử Trung Quốc trải qua nhiều thăng trầm, biến động. Nói riêng về hậu cung của nhà vua đã đủ chuyện để bàn. Trong đó, không thể không đề cập đến trường hợp đầu tiên cũng là duy nhất đệ đơn ly hôn hoàng đế.
Chuyện kể rằng năm 1921, vua Phổ Nghi tuyển tú. Hai nữ tú xinh đẹp tiến cử là Văn Tú và Uyển Dung. Nếu so về nhan sắc, Uyển Dung có phần nhỉnh hơn, chỉ là Phổ Nghi lại thích Văn Tú. Cuối cùng, Thái phi Đoan Khang, mẹ vua, đã chọn Uyển Dung làm hoàng hậu, còn Văn Tú làm Thục phi.
Hoàng hậu Uyển Dung và Thục phi Văn Tú khi còn ở trong cung. Ảnh: Sohu
Mới đầu, Uyển Dung vì không được vua yêu thương bằng Văn Tú nên tìm đủ mọi cách lật đổ đối phương. Về phần Văn Tú, bà không phải người thích phô trương tình cảm, ít nói, hướng nội. Văn Tú yêu thơ ca từ bé, thường làm bạn với sách trong Thường Xuân cung. Bà còn được vua Phổ Nghi mời thầy gia sư về dạy tiếng Anh cho. Càng ngày, vị Thục phi này càng có nhiều kiến thức, trở thành người học rộng hiểu nhiều.
Thục phi Văn Tú. Ảnh: Wiki
Không lâu sau, Phổ Nghi cùng hoàng thất bị Phùng Ngọc Tường ép rời cung, sống tại vương phủ Thuần Thân tại Bắc Kinh. Văn Tú lúc này hiến kế cho vua nhưng ông không nghe mà muốn nương nhờ người Nhật để phục hồi vị trí. Cuối cùng cả hai nảy sinh mâu thuẫn, Phổ Nghi dần lãnh đạm với Văn Tú, thậm chí ngược đãi vị phi tần mình từng yêu thương.
Khi ăn cơm hay dạo phố, vua chỉ đi cùng Uyển Dung mà không có mặt Văn Tú. Phổ Nghi cùng hoàng hậu sống ở tầng hai, Thục phi sống ở tầng 1. Có những ngày họ không gặp mặt, chẳng khác gì người xa lạ.
Vua Phổ Nghi và hoàng hậu Uyển Dung. Ảnh: Baidu
Không chịu được cảnh lạnh nhạt, Văn Tú trốn ra ngoài tìm luật sư và lên báo tuyên bố ly hôn Phổ Nghi. Nguyên nhân bà tiết lộ là vì vua không hoàn thành nghĩa vụ của một người chồng. Dù đã kết hôn 9 năm, Văn Tú vẫn là xử nữ.
Thông tin này nhanh chóng gây rúng động khắp nơi. Lịch sử chưa từng có phi tần nào đệ đơn ly hôn hoàng đế như vậy. Báo chí thời đó gọi Văn Tú là “hoàng phi cách mạng”. Còn vua Phổ Nghi, khi nhận được giấy triệu tập từ tòa, ông vô cùng hoảng sợ và đồng ý ly hôn. Cuối cùng, Phổ Nghi cũng trở thành vị hoàng đế đầu tiên bị phi tần ly dị.
Thỏa thuận cuối cùng của họ là: Phổ Nghi bồi thường 5 vạn tệ phí sinh hoạt cho Văn Tú. Văn Tú cả đời sẽ không tái giá. Văn Tú sẽ lại là dân thường, về lại Bắc Bình (Bắc Kinh ngày nay) sau khi đường ai nấy đi.
Hoàng phi Văn Tú. Ảnh: Baidu
Ấy thế nhưng Văn Tú vẫn khó có thể từ bỏ những thói quen khi còn ở trong cung. Bà phải thuê 4 giúp việc, mỗi ngày thay quần áo, rửa tay 3 lần, có loạt tiêu chuẩn rất khắt khe. Chẳng mấy chốc tiền bồi thường Phổ Nghi đưa cho bà cũng cạn kiệt. Cuối cùng bà đành đổi tên thành Phó Ngọc Phương và đi làm giáo vên ở một trường dân lập.
Sau khi bắt đầu cuộc sống mới, Văn Tú vô cùng hạnh phúc. Nhưng chẳng được bao lâu, thân phận của bà bị lộ và bị người người vây kín. Văn Tú phải rời trường, làm nghề dán hộp giấy, làm thợ xây nhà để kiếm sống.
Năm 1949, Văn Tú kết hôn với Lưu Chấn Đông, cuộc sống dần ổn định hơn. Bà được trải qua những năm tháng bình yên, được đọc sashc, vẽ tranh theo sở thích. Nhưng được 2 năm thì Lưu Chấn Đông phá sản, hai vợ chồng chưa kịp chạy trốn đã bị bao vây. Lưu Chấn Đông sau khi trình diện chính quyền được cho làm việc ở đội vệ sinh quận Tây Thành, Bắc Kinh. Cặp đôi sống trong căn nhà chỉ 10m2 nhưng ấm cúng. Văn Tú hàng ngày lo chuyện nội trợ. Họ ở vậy đến cuối đời mà không có con. Năm 1953, vị hoàng phi cuối cùng của nhà Thanh qua đời ở tuổi 45 vì sức khỏe không tốt.
Gia tộc duy nhất của Trung Quốc phá bỏ lời nguyền nghìn năm, giàu tận 17 đời nhờ bí quyết đặc biệt
Suốt 17 đời, gia tộc này vẫn duy trì sự giàu có. Họ có thể không phải là gia tộc giàu nhất Trung Quốc, nhưng lại là gia tộc giàu bền vững nhất.