Công trình quân sự nổi tiếng của Việt Nam suốt cả trăm năm không đội quân nào xuyên thủng nổi
Năm 1630, theo lệnh chúa Nguyễn Phúc Nguyên, Đào Duy Từ chỉ huy xây dựng một công trình lũy quân sự ở bờ nam sông Nhật Lệ (nay là Đồng Hới, Quảng Bình), có tên là Lũy Thầy, hay còn gọi là lũy Đào Duy Từ. Công trình này nhằm bảo vệ Đàng Trong trước các cuộc tấn công của chúa Trịnh Đàng Ngoài.
Thời điểm đó, Lũy Thầy vô cùng đồ sộ, đến mức nhân dân còn lưu truyền câu thơ: “Khôn ngoan vượt được Thanh Hà/Dẫu rằng có cánh khó qua Lũy Thầy”. Quả thật vậy, sau hơn 100 năm sau, Lũy Thầy vẫn sừng sững, đứng vững trước nhiều cuộc chiến mà không hề bị xuyên thủng.
Lũy Thầy còn được gọi là Lũy Đào Duy Từ vì đây là vị quan chỉ huy thiết kế, xây dựng công trình. Ông quê ở phủ Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa. Với tài đức của mình, Đào Duy Từ được chúa Nguyễn vô cùng kính nể, còn gọi ông là thầy. Người dân gọi thành lũy ông xây là Lũy Thầy cũng phần nào để bày tỏ lòng tôn kính đến vị đại quan này.
Lại nói về Lũy Thầy, nơi đây có 3 chiến lũy chính là lũy Trường Sa, lũy Trấn Ninh, lũy Trường Dục. Lũy được xây từ Đầu Mâu đến cửa Nhật Lệ, dài đến 12km. Qua thời gian, chiến tranh, nay Lũy Thầy chỉ còn di tích của 3 cửa là cửa Tấn Nhật Lệ, cửa Lý chính Đại quan môn (sau đổi là Võ Thắng Quan, còn gọi là cổng Thượng), cửa vào Dinh Quảng Bình (còn gọi là Quảng Bình Quan).
Lũy Thầy được đắp bằng đất và đá, phía ngoài đóng cọc bằng gỗ lim, phía trong đóng cọc tre. Chiều cao trung bình của lũy là từ 3 – 6m, rộng 6m, cao 5 tầng. Lũy kiên cố đến mức voi hay ngựa cũng có thể đi lại được. Lũy Thầy xây dọc sông Nhật Lệ nên độ khó đánh phá lại càng cao.
Mãi đến hơn 100 năm sau, vào năm 1774, trong lúc Đàng Trong rối ren, quân của Chúa Trịnh đã vượt sông Gianh, bắt được Trương Phúc Loan mang về kinh trị tội. Lũy Thầy cũng lần đầu tiên bị công phá. Hơn mười năm sau, quân Tây Sơn của Nguyễn Huệ đập tan cả hai tập đoàn này để thống nhất đất nước, xóa nhòa giới tuyến.
Đầu năm 1802, tại Lũy Thầy diễn ra trận kịch chiến giữa quân Tây Sơn và quân Nguyễn Ánh. Có rất nhiều quân Tây Sơn đã nằm lại nơi đây, trong đó có nữ tướng Bùi Thị Xuân. Những biến động lịch sử sau đó khiến Lũy Thầy không thể nguyên vẹn như thuở ban đầu mà dần biến mất. Chiến tranh chống Pháp, Mỹ diễn ra, Đồng Hới bị giày xéo bởi bom mìn nên địa danh lịch sử này chỉ còn sót lại những đoạn tường gạch nung. Năm 1994, Lũy Thầy được trùng tu và có hình dạng như hiện tại.
Hé lộ tên gọi đầu tiên của Hà Nội mà nhiều học sinh giỏi Sử không biết, ý nghĩa tên hiện tại là gì?
Trước khi có tên gọi là Hà Nội như hiện tại, Hà Nội từng có rất nhiều tên gọi khác. Vậy đâu là tên gọi đầu tiên của Thủ đô nước ta?