Bí mật về quận nhỏ nhất, được mệnh danh là ‘trái tim’ của Thủ đô, đã đến Hà Nội không thể không ghé
Hà Nội có tất cả 12 quận, trong đó quận Hoàn Kiếm là quận bé nhất. Nói về quận này, có thể dùng danh xưng “trái tim Thủ đô” để đặt cho nó. Bởi vị trí và vai trò của Quận Hoàn Kiếm là vô cùng quan trọng với Hà Nội.
Dù có diện tích bé nhất nhưng quận Hoàn Kiếm lại là trung tâm chính trị - hành chính, trung tâm thương mại – dịch vụ của Thủ đô. Ngoài ra, nơi đây còn có những sự kiến văn hóa, chính trị quan trọng.
Quận Hoàn Kiếm giáp với quận Đống Đa về phía Tây, giáp quận Ba Đình về phía Tây Bắc, giáp quận Hai Bà Trưng về phía Nam. Nơi này tập trung nhiều tuyến đường bộ, đường sắt, đường thủy quan trọng. Đó cũng là ưu thế giúp Hoàn Kiếm phát triển kinh tế, văn hóa, du lịch.
Hoàn Kiếm tuy nhỏ nhưng lại tập trung rất nhiều Bộ, Sở, Ban, ngành và các cơ quan quản lý Nhà nước. Có nhiều Đại sứ quán, nhà riêng đại sứ, văn phòng đại diện nước ngoài, cơ quan chính trị - xã hội – tôn giáo nằm trên địa bàn quận này.
Khu chợ lâu đời, nổi tiếng bậc nhất Hà Nội – chợ Đồng Xuân nằm ở quận Hoàn Kiếm. Ngoài ra nơi đây còn có nhiều chợ lớn như chợ Hàng Da, chợ Cửa Nam, chợ Hàng Bè,… Rất nhiều con phố sầm uất như Hàng Đào, Hàng Ngang, Hàng Bông, Hàng Gai, Tạ Hiện… nằm ở quận này.
Hễ ai đến với Hà Nội đều không thể không đến quận Hoàn Kiếm. Bởi dù không mua sắm cũng sẽ thăm thú cảnh quan Thủ đô, mà Hoàn Kiếm là nơi có nhiều di tích lịch sử, địa điểm tham quan nhất, có thể kể đến như: Hồ Hoàn Kiếm, Tháp Rùa, tượng đài Lý Thái Tổ, đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc, tháp Bút, đài Nghiên, nhà thờ lớn Hà Nội, khu phố cổ…
Theo tìm hiểu, quận Hoàn Kiếm được hình thành cách đây gần 1000 năm. Năm 545, vào thời Tiền Lý, Lý Nam Đế đã đóng quân, dựng bè gỗ ở sông Tô Lịch (khu vực nay đã bị lấp), chống lại quân Lương. Sau đó, từ thời Lý – Trần trở đi, quận này thuộc huyện Thọ Xương, là trung tâm buôn bán của kinh thành Thăng Long.
Quận Hoàn Kiếm gắn liền với sự tích vua Lê Thái Tổ trả gươm thần. Tên gọi của quận cũng xuất phát từ đây. Vì thế Hoàn Kiếm lại càng mang giá trị lịch sử vô cùng đặc biệt.
Năm 1886, quận Hoàn Kiếm được phát triển về phía Nam hồ Hoàn Kiếm, mục tiêu là hình thành khu phố của người châu Âu. Đô thị nơi đây được quy hoạch hệ thống bàn cờ, xây dựng đậm phong cách Pháp.
Từ 1955, đặc biệt là sau 1975, quận Hoàn Kiếm đẩy mạnh hơn việc phát triển ra phía ngoài đê. Nhiều nhà tập thể của cơ quan bắt đầu xuất hiện. Cũng vì quá trình hình thành chia làm từng giai đoạn nên trong quận Hoàn Kiếm có từng khu vực mang đặc điểm khác biệt:
Khu phố cổ: gồm các phường Hàng Bạc, Hàng Bồ, Hàng Đào, Cửa Đông, Hàng Buồm, Hàng Mã, Hàng Gai, Đồng Xuân và một phần của hai phường Lý Thái Tổ và Hàng Bông. Các công trình chủ yếu là nhà ở kết hợp với cửa hàng, mật độ xây dựng cao, đường giao thông nhỏ và ngắn.
Khu phố cũ: gồm các phường Cửa Nam, Trần Hưng Đạo, Phan Chu Trinh, Tràng Tiền, Lý Thái Tổ, Hàng Bông, Hàng Trống, Hàng Bài.
Khu ngoài đê: gồm 2 phường Phúc Tân và Chương Dương, công trình chủ yếu là nhà ở của dân lao động, xây dựng manh mún, chắp vá, không có quy hoạch.
Quy luật đặc biệt về tên đường ở TP.HCM người bản địa chưa chắc đã biết, quận nào nhiều đường nhất?
Đường phố ở TP.HCM cũng có quy luật đặc biệt. Nếu nắm được quy luật này, việc tìm đường phần nào cũng đỡ vất vả hơn với người nơi xa đến.