Đời sống

Bí mật về điệp viên tình báo là hoa hậu đầu tiên của Việt Nam, bất ngờ cuộc sống hiện tại ở xứ người

Bí mật về điệp viên tình báo là hoa hậu đầu tiên của Việt Nam, bất ngờ cuộc sống hiện tại ở xứ người

 

Năm 1955, miền Nam Việt Nam tổ chức cuộc thi sắc đẹp và tìm ra hoa hậu đầu tiên của Sài Gòn – Công Thị Nghĩa (SN 1932). Năm đó Công Thị Nghĩa chỉ mới 23 tuổi, vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành gây ấn tượng với tất cả mọi người.

cong-thi-nghia-1

Thân thế hoa hậu đầu tiên của Sài Gòn không hề đơn giản. Bà sinh ra trong một gia đình tư sản Hà Nội, là chị cả trong nhà. Dòng họ của bà có ông tổ là Ông Nghĩa Đạt, người từng đỗ Bảng nhãn, làm Phó Đô Ngự sử thời vua Lê Thánh Tông. Trong Quốc Tử Giám hiện vẫn còn văn bia có tên của vị này. Ông Nghĩa Đạt về sau được vua Tự Đức đổi họ sang thành họ Công, di cư vào miền Nam.

cong-thi-nghia-2

Là người phụ nữ xinh đẹp nức tiếng, nhưng thật ra đó cũng chỉ là vỏ bọc mà thôi. Ngay từ năm 18 tuổi Công Thị Nghĩa đã tham gia hoạt động Việt Minh, là thành viên của tổ điệp báo hoạt động trong nội thành Sài Gòn – Gia Định. Bí danh của bà là Tư Nghĩa. Năm 1952, chỉ 3 năm trước khi đăng quang hoa hậu đầu tiên của Sài Gòn, bà Công Thị Nghĩa bị Pháp bắt giam và phải chịu đủ loại cực hình. Nhờ màn biện hộ của luật sư Nguyễn Hữu Thọ bà mới được trắng án.

cong-thi-nghia-3

Tuy nhiên, Hoa hậu đầu tiên của Việt Nam Công Thị Nghĩa được giới nghiên cứu sử học biết đến nhiều hơn với tên gọi Thu Trang. Thu Trang là bút danh khi Công Thị Nghĩa làm nhà báo, sáng tác văn chương và viết sách nghiên cứu về lịch sử. Dù giành ngôi hoa hậu nhưng thực chất nữ tình báo này chỉ thi cho vui chứ không hề muốn nổi tiếng.

cong-thi-nghia-4

Trước đây bà Công Thị Nghĩa từng tham gia đóng phim và rất được yêu mến. Tuy nhiên những scandal tình ái đã khiến hình ảnh của bà bị ảnh hưởng, trở thành nhân vật bị ghét nhiều nhất khi ấy. Bất chấp tất cả làm mẹ đơn thân, Công Thị Nghĩa gặp rất nhiều khó khăn.

cong-thi-nghia-5

cong-thi-nghia-6

Năm 1959, bà Công Thị Nghĩa được khuyến khích rời Sài Gòn để tránh bị tra xét. Bà sang Pháp học tại trường Cao học về lịch sử và triết học thuộc Đại học Sorbonne. Song song đó là đi làm gia sư, thông dịch viên kiếm thêm thu nhập. Năm 1978, bà Nghĩa lấy bằng tiến sĩ sử học ở Đại học Paris VII.

cong-thi-nghia-7

cong-thi-nghia-8

cong-thi-nghia-9

Sau nhiều thăng trầm, biến cố trong chuyện tình cảm, Công Thị Nghĩa cũng tìm được hạnh phúc bên người chồng là tiến sĩ Y học Marcel Gaspard. Họ có cuộc sống hạnh phúc ở Pháp. Về phần bà Nghĩa, bà được mọi người biết đến nhiều hơn với danh nghĩa tiến sĩ Sử học chứ không phải người đẹp đình đám, nữ tình báo một thời của Việt Nam.

 

Nữ tình báo duy nhất Việt Nam được gọi là thần Vệ Nữ phương Đông, từng làm dâu nhà Công tử Bạc Liêu

Nữ tình báo này chính là nguồn cảm hứng của tiểu thuyết nổi tiếng “Người đẹp Tây Đô”. Không chỉ tài giỏi, bà còn là người phụ nữ sắc sảo, xinh đẹp nức tiếng thời đó.