BHYT sẽ thanh toán 100% cho 1 đối tượng đặc biệt, 3 trường hợp được hoàn trả tiền, ai cũng phải biết
Căn cứ Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 thì người đang tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) theo nhóm đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng, nhóm đối tượng tham gia BHYT (Khoản 4, 5 Điều 17 Quyết định 595 được sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 19, 20 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020) được hoàn trả tiền đóng BHYT trong các trường hợp sau:
- Trường hợp 1: Người tham gia được cấp thẻ BHYT theo nhóm đối tượng mới, nay báo giảm giá trị sử dụng thẻ đã cấp trước đó (có thứ tự đóng xếp sau đối tượng mới theo quy định tại Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế);
- Trường hợp 2: Được ngân sách nhà nước điều chỉnh tăng hỗ trợ mức đóng BHYT;
- Trường hợp 3: Bị qua đời trước khi thẻ BHYT có giá trị sử dụng.
Vậy số tiền đóng BHYT được hoàn trả là bao nhiêu? Con số cụ thể sẽ tính theo mức đóng BHYT và thời gian đã đóng tiền nhưng chưa dùng đến thẻ. Thời gian đóng tiền tính từ những thời điểm sau:
- Từ thời điểm thẻ BHYT được cấp theo nhóm mới bắt đầu có giá trị sử dụng đối với đối tượng thuộc trường hợp 1.
- Từ thời điểm quyết định của cơ quan có thẩm quyền có hiệu lực đối với đối tượng thuộc trường hợp 2.
- Từ thời điểm thẻ có giá trị sử dụng đối với đối tượng thuộc trường hợp 3.
Để đề nghị hoàn trả tiền đóng BHYT, người dân cần chuẩn bị 1 bộ hồ sơ gồm các giấy tờ sau:
Tờ khai điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
Văn bản chứng thực hoặc bản kèm theo bản chính Giấy chứng tử với trường hợp qua đời.
Bên cạnh đó, căn cứ vào Điểm C Khoản 1 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế, người tham gia BHYT 5 năm liên tục thì người bệnh được quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí khám, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng nếu đáp ứng điều kiện ở mục 2.
Theo Điểm c khoản 1 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế quy định: “Được thanh toán 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến”.
Nghị định 146/2018/NĐ-CP cũng quy định rõ điều này như sau: Trường hợp người bệnh có số tiền cùng chi trả tại một lần hoặc nhiều lần khám bệnh, chữa bệnh tại cùng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó lớn hơn 6 tháng lương cơ sở thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không thu số tiền cùng chi trả lớn hơn 6 tháng lương cơ sở của người bệnh.
Trường hợp người bệnh có số tiền cùng chi trả vượt quá 6 tháng lương cơ sở được tính từ 1/1 thì quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí khám, chữa bệnh trong phạm vi quyền lợi của người bệnh kể từ thời điểm người bệnh tham gia đủ 5 năm liên tục đến hết 31/12 của năm đó.
3 trường hợp thẻ BHYT không có giá trị sử dụng, đi khám sẽ bị trả về, người dân cần đổi ngay lập tức
Nếu nằm trong 3 trường hợp BHYT dưới đây, người dân cần đến ngay cơ quan Bảo hiểm xã hội hoặc nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu để đổi sang thẻ mới.