Bất ngờ dân tộc đông thứ hai ở Việt Nam, chỉ sau người Kinh, 63 tỉnh thành nơi nào cũng có mặt
- Từ tháng 8, thời gian chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH có thay đổi lớn, mức chi trả tăng bao nhiêu?
- Nữ nhà giáo đầu tiên của VN: Tài sắc vang danh cả nước, dính đại án oan hơn 500 năm mới được gột rửa
- Không phải phố cổ, đây mới là nơi dễ lạc nhất HN: Dân gốc 3 đời còn ‘bó tay’, như 1 ma trận khổng lồ
Kết quả điều tra dân số năm 2019 cho biết, người Kinh chiếm đa số ở Việt Nam với khoảng 82 triệu người. Đứng thứ hai là người Tày với 1,85 triệu người. Các vị trí còn lại trong top 5 thuộc về: Người Thái đứng thứ ba với 1,82 triệu người, người Mường đứng thứ tư với 1,45 triệu người và người H’Mông đứng thứ năm với 1,39 triệu người…
Người Tày chủ yếu sống ở vùng miền núi và trung du phía Bắc Việt Nam như Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hà Giang, Cao Bằng... Thời gian gần đây họ đã di cư đến mọi miền Tổ quốc. Điều tra dân số năm 2019 tiết lộ, người Tày có mặt ở tất cả 63 tỉnh, thành phố nước ta.
Trước đây dân tộc Tày còn có tên gọi khác là người Thổ. Tuy nhiên hiện tại chỉ có người Mường Nghệ An mới được gọi là người Thổ. Người Tày sống tập trung, mỗi bản sẽ có khoảng 15 – 20 nhà. Nhà truyền thống của họ là nhà sàn, lợp tranh hoặc ngói.
Dân tộc đông thứ hai ở Việt Nam có trang phục cổ truyền làm từ sợi bông tự dệt, nhuộm chàm đồng nhất và hầu như không có hoa văn trang trí. Thay vào đó họ sẽ đeo phụ kiện làm từ bạc. Trong số 54 dân tộc anh em, trang phục cổ truyền của người Tày được đánh giá là đơn giản nhất nhưng cũng chất chứa không ít ý nghĩa.
Người Tày có loại nhạc cụ dân tộc nổi tiếng là đàn tính. Cây đàn này có mặt trong tất cả những sinh hoạt văn hóa tinh thần của họ. Nó được xem là linh hồn của nghệ thuật dân ca dân vũ Tày, là phương tiện giao tiếp của người dân tộc này.
Người Tày có tiếng Tày, một ngôn ngữ thuộc ngữ chi Thái trong hệ ngôn ngữ Tai-Kadai. Tiếng Tày rất gần gũi với tiếng Nùng, tiếng Tráng nên người các dân tộc này có thể giao tiếp được với nhau hoặc người nói tiếng Lào, tiếng Thái.
Trước đây tiếng Tày sử dụng chữ viết là chữ Nôm-Tày. Nhưng theo thời gian loại chữ này đã bị mai một, không còn được sử dụng. Hiện có rất ít người Tày còn biết dùng chữ Nôm-Tày. Thay vào đó, hiện tại tiếng Tày dùng chữ quốc ngữ (chữ Latinh) để viết và phát âm cũng pha trộn với người Kinh nhiều.
Ngã ba độc nhất vô nhị trên thế giới nằm ở Việt Nam, ngắm được 3 nước Đông Dương cùng một lúc
Vùng đất này vốn nổi tiếng bởi câu nói: “Một con gà gáy ba nước đều nghe”. Đó là nơi mà có thể nhìn thấy cả Việt Nam, Lào và Campuchia.