Thế giới

Tuyến đường sắt dài nhất thế giới: Gấp 5 lần đường sắt Bắc Nam của Việt Nam, đi qua nhiều múi giờ

Tuyến đường sắt dài nhất thế giới: Gấp 5 lần đường sắt Bắc Nam của Việt Nam, đi qua nhiều múi giờ

Với chiều dài cực khủng của mình, tuyến đường sắt này đi qua nhiều múi giờ. Sự xuất hiện của nó đã tạo nên thay đổi lớn cho vùng đất Siberia.

Trans-Siberian là tuyến đường sắt vô cùng đặc biệt của Nga. Nó chạy từ thủ đô Moscow (phía tây) đến thành phố Vladivostok (phía đông), gần biên giới Trung Quốc. Trong quá khứ, tuyến đường sắt này từng được ca ngợi là “viên ngọc đẹp nhất trên vương miện của các Sa hoàng”.

Trans-Siberi-1

Mục đích của Nga khi xây dựng tuyến đường này là để củng cố vị thế của mình ở phía Đông. Thực tế thì trong chiến tranh Nga – Nhật (1904 – 1905), Trans-Siberian đã phát huy vai trò trong phục vụ quân đội.

Trans-Siberian dài 5.771 dặm (tương đương với 9.288 km). So với tuyến đường sắt Bắc Nam của Việt Nam (1726 km) thì phải gấp ít nhất 5 lần.

Trans-Siberi-2

Ngày 17/3/1891, Sa hoàng Alexander đệ Tam đã ký một sắc dụ cho xây dựng tuyến đường sắt xuyên Siberia này. Trong kế hoạch xây dựng Trans-Siberian có một điều khoản rất đặc biệt: “Tuyến đường sắt này chỉ được xây bởi người Nga và bằng trang thiết bị của nước Nga”.

Trans-Siberi-3

Sau 13 năm xây dựng, ngày 21/7/1904, Trans-Siberian đã chính thức hoàn thành, bắt đầu đi vào hoạt động. Đến năm 1916 thì tuyến đường sắt dài nhất thế giới chính thức hoàn thiện, gồm 33 đường hầm và hơn 100 cây cầu đi qua hồ Baikal.

Trans-Siberi-5

Tuyến đường chính của đường sắt xuyên Siberia bắt đầu tại Yaroslavsky Vokzal ở Moskva, chạy qua Yaroslavi, Chelaybinsk, Omsk, Novosibirsk, Irkutsk, Ulan-Ude, Chita và Khabarovsk tới Valdivostok qua phía nam Siberia.

Trans-Siberi-6

Với chiều dài khó tin của mình, Trans-Siberian đã đi qua tổng cộng 7 múi giờ. Thế nên du khách đi trên hành trình Trans-Siberian được ví như đang du hành thời gian. Để có thể đi được toàn bộ hành trình từ Moscow đến Vladivostok thường sẽ mất 7 ngày.

Trans-Siberi-4

Cho đến nay, tuyến đường sắt dài nhất thế giới này vẫn khiến nhân loại phải thán phục, được mệnh danh là tuyệt phẩm của kỹ nghệ xây dựng. Ngày nay, những công nghệ mới, hiện đại hóa nền đường sắt và cơ sở hạ tầng cho Trans-Siberian vẫn được tiến hành thường xuyên. Thế nên nó không phải là một di tích bảo tàng mà là hiện thực sống của hệ thống giao thông nước Nga.