Doanh nghiệp

Lật tẩy bí mật của bà Nguyễn Thị Như Loan trước khi bị bắt, phát hiện nhiều tình tiết đáng ngờ

Lật tẩy bí mật của bà Nguyễn Thị Như Loan trước khi bị bắt, phát hiện nhiều tình tiết đáng ngờ

Với những người theo dõi quá trình kinh doanh của bà Nguyễn Thị Như Loan, chuyện nữ doanh nhân bị bắt tạm giam không quá bất ngờ.

Thông tin bà Nguyễn Thị Như Loan, Tổng Giám đốc Công ty CP Quốc Cường Gia Lai – cựu Chủ tịch HDDQT cùng loạt lãnh đạo Tập đoàn Cao su và một số cán bộ các cơ quan liên quan bị CSĐT Bộ Công an khởi tố, bắt tạm giam đang gây xôn xao dư luận những ngày qua. Được biết, sai phạm của họ liên quan đến dự án khu đất công 39-39B Bến Vân Đồng, quận 4, TP.HCM.

Trên thực tế, đây không phải lần đầu tiên bà Loan liên quan đến đất công. Trước đó, nhiều lãnh đạo thành phố, lãnh đạo công ty có vốn nhà nước từng đi tù vì chuyển nhượng dự án cho Quốc Cường Gia Lai.

em-gai-cuong-do-la-7
Caption

Dự án KDC Phước Kiển

Năm 2015, UBND TP Hồ Chí Minh công nhận cho Quốc Cường Gia Lai làm chủ đầu tư dự án Khu dân cư Bắc Phước Kiển ở huyện Nhà Bè. Sở Xây dựng sau đó đề nghị UBND thành phố cho công ty này làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật của dự án. Đáng nói, dự án Khu dân cư Bắc Phước Kiển chỉ mới giải tỏa, cấp sổ hồng 65 ha (tổng diện tích là 91 ha). Thế nhưng bà Loan và Quốc Cường Gia Lai vẫn được ưu ái phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 với hàng nghìn căn nhà (biệt thự, chung cư, nhà ở xã hội, biệt thự…).

Nắm trong tay quy hoạch chi tiết, Quốc Cường Gia Lai lại không thực hiện đầu tư dự án mà chuyển lại cho đối tác vào năm 2017. Công ty được chuyển nhượng lại là Công ty Sunny Island (một công ty con của Vạn Thịnh Phát) với hình thức hợp đồng hứa mua, hứa bán có tổng giá trị toàn bộ dự án đến 14.800 tỷ đồng.

Chỉ tính riêng phần 65 ha đã được giải tỏa, phê duyệt quy hoạch chi tiết và cấp sổ hồng đã trị giá gần 11..000 tỷ đồng. Công ty Sunny Island khi đó thanh toán ngay 2.882 tỷ đồng cho Quốc Cường Gia Lai. Điều đó cho thấy giá trị giao dịch của khu đất trên là thật chứ không hề “ảo”.

quoc-cuong-gia-lai-2
Dự án KDC Phước Kiển. Ảnh: Internet

Khi đất làm dự án ở huyện Nhà Bè đã có giá trị quá cao như vậy, khu đất làm Dự án KDC Phước Kiển ở huyện Nhà Bè với diện tích gần 51 ha trở thành mục tiêu được bà Loan với cái mác doanh nghiệp BĐS lớn là QCGL nhắm tới. Đây là dự án được UBND TP Hồ Chí Minh giao cho Công ty TNHH MTV ĐTXD Tân Thuận, doanh nghiệp 100% vốn nhà nước.

Để thâu tóm được dự án này, tháng 8/2016, Quốc Cường Gia Lai đã đề nghị hợp tác đầu tư với tỉ lệ 75/25 hoặc được chuyển nhượng toàn bộ dự án. Khi đó, Công ty Tân Thuận đã bồi thường, giải phóng mặt bằng được 32 ha (trong đó 28 ha được cấp sổ hồng).

Đất dự án sát bên của QCGL đã có giá cao ngất ngưởng như vậy, nhưng khi Công ty Tân Thuận thuê thẩm định giá và ngày 17/4/2017 Công ty TNHH kiểm toán và dịch vụ tin học TP Hồ Chí Minh đưa ra chứng thư thẩm định chỉ xác định khu đất hơn 32 ha của Dự án KDC Phước Kiển có mức giá bình quân là 1,05 triệu đồng/m2.

Trải qua nhiều lần đề xuất, cuối cùng Công ty Tân Thuận cũng được cơ quan chủ quản vốn nhà nước cho phép chuyển nhượng khu đất trên với giá 1,29 triệu đồng/m2. Ngày 5/6/2017, Công ty Tân Thuận đã ký hợp đồng chuyển nhượng khu đất hơn 32 ha trên cho QCGL do bà Nguyễn Thị Như Loan làm đại diện với giá 1,29 triệu đồng/m2.

Có được dự án với mức giá siêu hời, từ tháng 6 – tháng 10/2017, Quốc Cường Gia Lai đã chuyển hơn 374 tỷ đồng, nộp thuế VAT hơn 23 tỷ đồng để thanh toán cho phần diện tích hơn 28 ha mà Công ty Tân Thuận đã được cấp sổ.

Sau đó, phía Thanh tra thành phố kết luận vụ việc bán đất công giá rẻ này có sai phạm, chuyển sang Cơ quan điều tra và đưa vụ án ra truy tố, xét xử. Viện KSND TP.HCM xác định, mức thiệt hại tài sản nhà nước với dự án này là hơn 202 tỷ đồng.

Tuy nhiên, Hội đồng định giá tài sản thường xuyên trong tố tụng hình sự đã xác định giá trị Dự án KDC Phước Kiển tại thời điểm 2 bên ký hợp đồng chuyển nhượng vào tháng 6/2017 và thời điểm điều chỉnh đơn giá vào tháng 8/2017 là 574 tỉ đồng. Thời điểm tháng 5/2018 khi hai bên hủy hợp đồng, giá trị dự án là hơn 621 tỉ đồng.

Dự án KDC Ven Sông

Dự án này có diện tích hơn 26,9 ha, được UBND TP.HCM phê duyệt cho Công ty Tân Thuận đầu tư hạ tầng kỹ thuật. Khi biết Tân Thuận không có tiềm lực tài chính để thực hiện dự án, Quốc Cường Gia Lai đã mua lại 45% vốn góp từ đối tác của Tân Thuận.

Nắm trong tay phần hùn, năm 2015, Quốc Cường Gia Lai ra văn bản ép Tân Thuận chuẩn bị tài sản thế chấp để vay vốn đầu tư dự án hoặc phải chuyển nhượng tiếp cho họ 55% vốn còn lại để triển khai dự án.

Không hiểu bằng cách nào mà sau đó, Trần Công Thiện, nguyên Tổng giám đốc và Nguyễn Văn Minh, nguyên Chủ tịch HĐTV Công ty Tân Thuận (cả 2 đều đã bị phạt tù) đều thống nhất bán 45% vốn góp tại Khu chức năng số 4 - Dự án KDC Ven Sông với diện tích gần 3,2 ha.

quoc-cuong-gia-lai-1
Khu vực làm Dự án KDC Ven Sông. Ảnh: Internet

Sau loạt thủ tục thẩm định giá và xin chủ trương từ cơ quan chủ quản, Trần Công Thiện đã ký hợp đồng hợp tác với Quốc Cường Gia Lai để kinh doanh khu đất trên. Tân Thuận chuyển nhượng 45% vốn góp trong Khu chức năng số 4 cho Quốc Cường Gia Lai (giá 186 tỷ đồng, tương ứng giá 20 triệu đồng/m2 đất). Dù đã nắm 90% vốn dự án nhưng năm 2017, Quốc Cường Gia Lai vẫn đề nghị mua hết 10% vốn của Tân Thuận để ẵm trọn dự án.

Đề nghị của Quốc Cường Gia Lai tiếp tục được đáp ứng. Không lâu sau, Sở Xây dựng cũng có thông báo thống nhất báo cáo UBND thành phố cho chuyển nhượng Khu chức năng số 4 – Dự án KDC Ven Sông sang tên cho Quốc Cường Gia Lai. Sau đó UBND thành phố cũng có quyết định chấp thuận chủ trương này.

Khi điều tra vụ án ““Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí” xảy ra tại Công ty Tân Thuận, kết quả định giá tài sản sau đó xác định thời điểm 2 bên chuyển nhượng 45% vốn góp, giá trị dự án này là hơn 486 tỷ đồng. Đến thời điểm hoán đổi 10% vốn góp, giá trị dự án đã lên tới 661 tỷ đồng và thời điểm 2 bên ký hợp đồng chuyển nhượng toàn bộ dự án, giá trị khu đất là 676 tỷ đồng, tương đương với 30 triệu đồng/m2. Khi khởi tố vụ án, giá trị dự án đã ở mức 956 tỷ đồng, tương ứng với giá 40 triệu đồng/m2 đất.

Đại diện Quốc Cường Gia Lai được đề nghị nộp thêm 3,5 triệu đồng/m2 cho phần chênh lệch giá để tiếp tục thực hiện dự án. Nhưng HĐXX đã không chấp nhận đề nghị đó, giao cho UBND TP.HCM giải quyết. Dư luận bấy giờ rất bức xúc với vụ án này. Cuối cùng, 6/2023, Thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực TP Hồ Chí Minh đã thống nhất đưa vụ việc có dấu hiệu sai phạm liên quan đến việc UBND thành phố cấp phép Công ty Tân Thuận được chuyển nhượng một phần dự án KDC Ven Sông cho QCGL vào diện theo dõi, chỉ đạo.

Dự án thành phần diện tích hơn 14 ha trong dự án KDC 174 ha Thạnh Mỹ Lợi

Khu đất này được UBND TP.HCM giao cho Công ty CP tiếp vận Đông Sài Gòn. Công tác đền bù, giải tỏa, làm hạ tầng đã xong, được phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 cho từng nền đất.

Công ty CP tiếp vận Đông Sài Gòn phải chi 107 tỉ đồng để làm hạ tầng cho dự án, chưa biết số tiền sử dụng đất của 14 ha sẽ phải nộp là bao nhiêu. Đến ngày 25/8/2017, Công ty CP thẩm định giá Đông Á đã đưa ra chứng thư thẩm định giá trị vốn đầu tư vào dự án. Trong đó, tổng giá trị đầu tư vào dự án là 408 tỉ đồng, phần giá trị đầu tư giai đoạn 1 của Công ty CP tiếp vận Đông Sài Gòn là 221 tỉ đồng, tương ứng 250 nền đất đã bán và giá trị đầu tư phần diện tích còn lại của giai đoạn 2 là 187 tỉ đồng.

quoc-cuong-gia-lai-3
Bức xúc vì mua đất nền hơn 10 năm nay chưa giao nền, khách hàng căng băng rôn trước cổng Công ty ESL đòi quyền lợi. Ảnh: Tuổi Trẻ Thủ Đô

Từ đó, Công ty CP tiếp vận Đông Sài Gòn ký thỏa thuận nguyên tắc về việc chuyển nhượng dự án với Công ty CP bất động sản Hiệp Phát (công ty có 90% vốn của Quốc Cường Gia Lai). Giá trị chuyển nhượng giai đoạn 2 của dự án này là 223 tỷ đồng.

Đáng chú ý, chuyển nhượng với mức giá đó nhưng Công ty CP tiếp vận Đông Sài Gòn phải tự trả tiền sử dụng đất, tiền đầu tư hạ tầng cùng loạt trách nhiệm khác. Nhìn chung họ chẳng khác gì biếu phần diện tích giai đoạn 2 cho đối tác. Cuối cùng, Hai bên đã kịp ký hợp đồng và chuyển trả tiền, nhưng vào đúng ngày Thanh tra thành phố công bố quyết định thanh tra đối với doanh nghiệp có vốn nhà nước trên, hợp đồng mới bị hủy.  

Tổng Giám đốc Như Loan bị bắt: Khoản nợ “khủng" của Quốc Cường Gia Lai xử lý ra sao?