Khám phá mới

Tự hào ngôi trường ở Việt Nam từng là ĐH duy nhất của Đông Dương, nơi Đại tướng Võ Nguyên Giáp học

Cuốn “Indochine du Nord” do tác giả Madrolle viết, được xuất bản vào năm 1923 có nhắc đến một ngôi trường đại học ở Việt Nam có tên Université Indochinoise – Đại học Đông Dương. Cho đến năm 1945, đây là cơ sở giáo dục đại học duy nhất ở khu vực Đông Dương, thiết chế đại học hiện đại đầu tiên ở Việt Nam.

Năm 1906, Toàn quyền Paul Beau đã ký quyết định thành lập Đại học Đông Dương. Ngôi trường này có mục tiêu đào tạo, giảng dạy, góp phần giúp Đông Dương trở thành trung tâm văn hóa u châu, thúc đẩy phát triển tri thức. Kinh phí duy trì ngôi trường được chính quyền Liên bang Đông Dương cấp. 

dai-hoc-dong-duong-1-1688179548.jpg
Đại học Đông Dương (Ảnh: TL).
 

Trường Đại học Đông Dương đào tạo đa ngành, có liên thông và tự chủ cao. Năm 1907, Toàn quyền Beau đã quyết định trường gồm 5 trường thành viên là: Trường Luật và Hành chính, Trường Khoa học (gồm các ngành Toán, Vật lý, Hóa học và Sinh vật), Trường Y khoa, Trường Xây dựng và Trường Văn khoa (dạy các môn ngôn ngữ và văn học cổ phương Đông, lịch sử và địa lý Pháp và các nước Viễn Đông, lịch sử triết học và nghệ thuật...)

Về sau, vì bị cắt giảm ngân sách nên Đại học Đông Dương chỉ còn đơn vị thành viên là trường Y và Luật hoạt động. Năm 1917, nhờ được cấp thêm ngân sách, chủ trương mở rộng phát triển nên trường có thêm nhiều ngành đào tạo mới như Thú y, Sư phạm, Thương mại, Tài chính, Kiến trúc, Mỹ thuật…

dai-hoc-dong-duong-2-1688179548.jpg
Toàn cảnh ngôi trường Viện Đại học Đông Dương (Ảnh: TL).
 

Sau khi Cách mạng tháng 8/1945 thành công, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã thành lập trường Đại học Quốc gia Việt Nam trên cơ sở kế thừa Đại học Đông Dương. Những năm sau đó, Đại học Đông Dương thay đổi tên gọi, chính quyền phụ trách và cuối cùng có cái tên Đại học Tổng hợp, chính là tiền thân của Đại học Quốc gia Hà Nội hiện tại.

dai-hoc-dong-duong-4-1688179548.jpg
Đại học Tổng hợp (Ảnh: Đại học Tổng hợp).
 

Một trong số những sinh viên tiêu biểu của ngôi trường giàu truyền thống này là Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Sau khi ra khỏi nhà lao Thừa phủ (Huế), ông đã ra Hà Nội tham gia Mặt trận Bình dân, làm Chủ tịch Báo giới Bắc Kỳ, vừa học lấy bằng tú tài toàn phần, vừa làm sinh viên Luật của Đại học Đông Dương. Quá trình theo học, Đại tướng Võ Nguyên Giáp từng giành giải nhất cuộc thi sinh viên giỏi toàn Đông Dương nhờ đề tài “Cán cân thanh toán và cán cân thương mại của Đông Dương”.

dai-hoc-dong-duong-3-1688179548.jpg
Đại tướng Võ Nguyên Giáp thời trẻ (Ảnh: TL).
 

Khi được xây dựng, Đại học Đông Dương dự kiến nằm ở nơi giao nhau của phố Lý Thường Kiệt và phố Quang Trung ngày nay. Nhưng cuối cùng lại được đặt ở số 19, phố Lê Thánh Tông. Kiến trúc sư nổi tiếng người Pháp - Ernest Hesbrard là người đã thiết kế ngôi trường này.

dai-hoc-dong-duong-5-1688179548.jpg
Đại giảng đường của Đại học Đông Dương xưa nay là hội trường Ngụy Như Kon Tum (Ảnh: Hà Nội mới).
 

Hiện tại, Đại giảng đường của Đại học Đông Dương năm nào nay là hội trường Ngụy Như Kon Tum (Tên hiệu trưởng đầu tiên của Đại học Tổng Hợp) và địa điểm giàu truyền thống, niềm tự hào của các sinh viên Đại học Tổng hợp, Đại học Quốc Gia Hà Nội ngày nay.'

 

Choáng trước mức lương hàng tháng của mẹ Cường Đô La, rất giống tỷ phú Phạm Nhật Vượng

Dù đều là lãnh đạo, người đứng đầu công ty nhưng tỷ phú Phạm Nhật Vượng và bà Nguyễn Thị Như Loan (mẹ Cường Đô La) lại đều nhận mức lương rất khiêm tốn.