Khám phá mới

Tiêu chuẩn khắc nghiệt để trở thành đặc công người nhái Việt Nam

Lực lượng đặc công của mỗi quốc gia được xem là lực lượng tinh nhuệ nhất, có vai trò rất lớn trong chiến đấu. Với Quân đội nhân dân Việt Nam, đặc công là binh chủng chiến đấu đặc biệt, do Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam trực tiếp quản lý và chỉ đạo. Nhiệm vụ của binh chủng Đặc công là nghiên cứu, tham mưu cho Bộ Quốc phòng Việt Nam xây dựng, phát triển các lực lượng Đặc công theo hướng tinh – gọn – chất lượng cao.

dac-cong-nguoi-nhai-5-1688460809.jpg
 

Đặc công Việt Nam nổi tiếng tinh nhuệ, được huấn luyện linh hoạt, táo bạo và thường tập kích vào các mục tiêu hiểm yếu, nằm sâu trong đội hình chiến đấu của địch. Trong đó, đặc công nước càng đòi hỏi cao hơn nữa khi phải thực hiện tiến công mục tiêu dưới nước. Công tác đào tạo vì vậy rất vất vả, khổ cực.

dac-cong-nguoi-nhai-7-1688460810.jpg
 
dac-cong-nguoi-nhai-9-1688460809.jpg
 

Để trở thành chiến sĩ đặc công người nhái sẽ phải có chiều cao không dưới 1,65m, nặng không dưới 52kg, lực bóp tay yếu nhất không dưới 35kg, lực kéo không dưới 200% trọng lượng cơ thể.

Chưa hết, ứng viên còn phải đáp ứng được tiêu chuẩn chức năng sinh lý về hệ tim mạch, hệ hô hấp, tiêu hóa, mắt… Mất 2 năm rèn luyện trong môi trường chuyên nghiệp mới có thể trở thành một chiến sĩ đặc công người nhái thực thụ.

dac-cong-nguoi-nhai-6-1688460810.jpg
 
dac-cong-nguoi-nhai-2-1688460809.jpg
 

Tác chiến dưới nước nên kỹ năng bơi, lặn là yêu cầu thiết yếu. Chiến sĩ đặc công người nhái cần bơi không tiếng động, liên tục tối thiểu 10km, xa tối đa 1.000m. Họ cũng phải chịu được sóng, lặn sâu, đi máy bay hay tàu ngầm được. Ngoài ra đặc công người nhái Việt Nam cũng được trang bị kỹ năng sử dụng thuần thục các loại vũ khí hạng nặng để phòng trường hợp xảy ra xâm phạm lãnh hải. Nếu cần thiết các chiến sĩ sẽ phải ngụy trang chỉ trong vòng 1-2 phút.

dac-cong-nguoi-nhai-4-1688460810.jpg
 
dac-cong-nguoi-nhai-3-1688460809.jpg
 

Việc bơi liên tục 12-15km là điều không hề đơn giản. Thế nên trong quá trình huấn luyện đặc công người nhái, các cán bộ thường xuyên theo sát, cùng tập, cùng lặn, cùng bơi với họ. Hoạt động chủ yếu trong môi trường nước nên đặc công người nhái sẽ có kỹ thuật vượt qua dòng chảy, lách tránh sinh vật biển, xử lý vết thương để không bị chảy máu, thu hút loài vật nguy hiểm.

Khi vào tác chiến, mỗi chiến sĩ sẽ phải thuần thục tất cả các kỹ năng, có thể độc lập xử lý tình huống, hoàn thành nhiệm vụ trong thời gian ngắn nhất.

dac-cong-nguoi-nhai-1-1688460809.jpg
 
dac-cong-nguoi-nhai-8-1688460809.jpg
 

Thế nhưng, tất cả các yêu cầu khắt khe trên vẫn chưa là gì với khóa huấn luyện cuối cuối: “ép nhái”. Cụ thể, chiến sĩ đặc công người nhái được đưa vào buồng tăng, giảm áp, điều chỉnh áp suất bằng với áp suất nước biển ở độ sâu tương đương. Tại đây, họ được thử sức chịu đựng khi lặn ở các độ sâu khác nhau.

dac-cong-nguoi-nhai-10-1688460809.jpg
 

Trong buồng tăng, giảm áp, lồng ngực các chiến sĩ sẽ có lúc cảm giác như sắp vỡ tung, bị khó thở, khó chịu. Điều họ phải làm là giữ bình tĩnh, chịu được cảm giác đó. Sau giai đoạn này sẽ lựa chọn ra được những người nhái đáp ứng yêu cầu từng nhiệm vụ.

 

Việt Nam hiên ngang dẫn đầu top quốc gia không thể bị xâm lược, biết lý do càng thấy tự hào

Việt Nam không chỉ một mà nhiều lần được liệt kê vào danh sách những quốc gia không thể bị xâm lược. Một trong những yếu tố quyết định giúp chúng ta đạt được danh hiệu này là nhờ chiến công giữ nước hào hùng.