Việc đặt tên ở Việt Nam không chỉ là để dễ xưng hộ, định danh một người. Các bậc làm cha, làm mẹ luôn muốn gửi gắm những điều tốt đẹp thông qua cái tên đặt cho con. Nhưng trên thực tế, nhiều người không biết rằng việc đặt tên ở Việt Nam cũng phải tuân theo quy định pháp luật, không thể tùy ý. Dưới đây là 3 lưu ý quan trọng trong việc đặt tên người ở Việt Nam:
Không đặt tên quá dài, khó sử dụng
Tên người ở việt Nam không được đặt quá dài, khó sử dụng. Điều này được quy định trong Thông tư 04. Tuy nhiên, độ dài cụ thể như thế nào lại chưa được đề cập cụ thể. Trong dự thảo Bộ luật Dân sự 2015, từng có đề xuất giới hạn số ký tự trong tên cá nhân không vượt quá 25 ký tự. Dù vậy, đề xuất trên cuối cùng lại không được đưa vào Bộ luật Dân sự.
Không đặt tên bằng số, ký tự đặc biệt không phải chữ
Những ký tự không phải chữ cái như $, @, #, %, &… đều bị cấm dùng để đặt tên ở Việt Nam. Bên cạnh đó, tên không giữ gìn bản sắc dân tộc, tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc cũng bị cấm. Dù vậy, cụ thể tên như thế nào không gìn giữ bản sắc dân tộc, truyền thống văn hóa, tập quán tốt đẹp của Việt Nam thì chưa được hướng dẫn cụ thể.
Không đặt tên bằng tiếng nước ngoài, không phải tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc Việt Nam
Điều này được quy định rõ trong Khoản 3 Điều 26 Bộ luật Dân sự. Khi đã mang quốc tịch Việt Nam, tên phải tuân theo pháp luật Việt Nam, những tên bằng tiếng nước ngoài sẽ không được chấp nhận. Thay vào đó, người đặt có thể phiên âm tên theo tiếng Việt, tiếng dân tộc Việt Nam. Trong trường hợp mang quốc tịch nước ngoài sẽ không phải áp dụng quy định này.
Ngoài ra, đặt tên ở Việt Nam còn phải không xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. Tên người không được trái nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự.
Lão nông Hà Nội tên lạ nhất Việt Nam: Có 11 vợ, người trẻ nhất sinh năm 1998, tiền tính bằng cân
Người đàn ông Hà Nội này có đến 11 vợ, trong đó cô trẻ nhất sinh năm 1998. Điều đáng chú ý không kém là ông có cái tên rất lạ.