Khám phá mới

Mỹ từng mang 'quái vật đại dương' đến tấn công Việt Nam rồi nhận thiệt hại để đời

Mỹ từng mang 'quái vật đại dương' đến tấn công Việt Nam rồi nhận thiệt hại để đời

Từ thập niên 1960, Mỹ đã có đến 14 – 15 chiếc tàu sân bay, mỗi tàu chở được 60 – 100 máy bay các loại. Đặc biệt nhất phải kể đến tàu sân bay năng lượng hạt nhân USS Enterprise (CVN-65) hạ thủy 1961. Nó được xem là căn cứ không quân cơ động. Tốc độ di chuyển của con tàu này đạt đến 800km/ngày, có thể đến bất cứ khu vực nào trên đại dương, tác chiến phối hợp với các căn cứ không quân ven biển hay hoạt động độc lập khi cần.

Thống kê cho biết lực lượng không quân của Mỹ sở hữu gần 6000 máy bay các loại bố trí trên tàu sân bay và căn cứ không quân ven biển vào năm 1965. 4 năm sau, để phục vụ chiến tranh Việt Nam số lượng đã được tăng lên đến 8500 chiếc (trong đó có 1600 trực thăng).

tau-san-bay-my-4-1689241349.jpg
Tàu USS Forrestal - siêu phẩm một thời. Ảnh tư liệu

Trước cả khi bộ binh xuất hiện ở miền Nam Việt Nam, các tàu sân bay của Mỹ đã được vận chuyển đến bờ biển nước ta từ năm 1964. Tài liệu cho thấy ngày 5/8/1964, máy bay từ 2 tàu sân bay là USS Constellation (CV-64) và USS Ticonderoga (CV-14) đã tấn công các mục tiêu ở miền Bắc, chính thức bắt đầu cuộc chiến bằng không quân kéo dài 8 năm.

Tháng 2/1965 đã có 4 tàu sân bay Mỹ trên biển Đông. Cứ một chiếc như vậy lại có 6-8 tàu bảo vệ như tàu khu trục, tàu hộ vệ chống ngầm, tàu ngầm… Chúng hoạt động tác chiến liên tục trong 30-45 ngày rồi trở về căn cứ để nghỉ ngơi, bảo dưỡng.

Vịnh Bắc Bộ và ngoài khơi Nha Trang là 2 khu vực các tàu sân bay Mỹ được triển khai. Trong chiến tranh Việt Nam, tàu sân bay Mỹ phải hoạt động với cường độ cao, có đến 75 – 80% thời gian nó ở trên biển.

Theo dự tính, mỗi tàu sân bay sẽ tham chiến khoảng 3 tháng, nhưng có lúc sẽ kéo dài 6-8 tháng. Tính ra không quân trên hạm thực hiện 2000 – 8000 phi vụ/tháng, trung bình mỗi phi công bay 20 giờ/tháng.

tau-san-bay-my-2-1689241349.jpg
Tàu sân bay USS Ticonderoga nhận nhiên liệu ở vùng duyên hải Việt Nam hồi năm 1966. Ảnh: US Navy

Dù không thể bị tấn công vì nằm ngoài tầm bắn của các loại pháp bờ biển, Việt Nam cũng chưa có tên lửa đối hạm nhưng tàu sân bay của Mỹ vẫn phải hứng chịu thiệt hại nặng nề. Vì hoạt động trong thời gian dài, không được nghỉ ngơi nên chúng thường xuyên bị cháy nổ, thiệt hại nặng về người lẫn kinh tế.

Đến nay vụ cháy nổ trên tàu USS Forrestal (CV-59) vào sáng 29/7/1967 vẫn được nhắc lại. Nguyên nhân vụ nổ xuất phát từ việc một quả tên lửa bất ngờ hoạt động và lao vào thùng nhiên liệu của chiếc máy bay cường kích, sau đó phát nổ.

Nhiên liệu chảy khắp nơi, đến cả những chiếc máy bay đang chuẩn bị cất cánh rồi kích nổ loạt bom đạn, tên lửa mang theo. Có 4 lỗ thủng lớn trên mặt boong nên phá hủy nhiều thiết bị, máy móc. Đám cháy kéo dài suốt 13 giờ mới được dập tắt. Kết quả có 134 lính Mỹ thiệt mạng, 162 lính khác bị thương, 29 máy bay phản lực chiến đấu bị phá hủy hoàn toàn, 42 chiếc bị hư hỏng nặng. Để sửa được con tàu này, Mỹ phải mất đến 7 tháng ròng rã.

Cho đến sau này thống kê lại, người Mỹ khẳng định tàu USS Forrestal là thiệt hại nặng nề nhất về người và vũ khí của mình trong lịch sử hải quân từ trước đến nay.

tau-san-bay-my-3-1689241349.jpg
USS Maddox từng là “kẻ quấy rối” trong sự kiện vịnh Bắc bộ - Ảnh: US Navy

Chưa dừng lại đó, tháng 1/1969, một tàu sân bay hạt nhân khác của Mỹ là USS Enterprise cũng bị nổ với lý do tương tự. có 27 lính Mỹ thiệt mạng, 15 chiếc máy bay chiến đấu và 32 chiếc khác bị hư hỏng nặng. Phía Mỹ mất hơn 3 tháng để sữa chữa con tàu này.

Đó chỉ là 2 trong số 20 vụ cháy nổ lớn và trung bình xảy ra trên tàu sân bay Mỹ. Làn sóng chỉ trích với “con quái vật trên biển” này bắt đầu xuất hiện. Sau này bắt đầu xuất hiện chính sách ngoại giao mới trên thế giới, gọi là “ngoại giao tàu sân bay”.

Năm 1968, Mỹ xây dựng thế hệ tàu sân bay hạt nhân, cho phép không cần nạp nhiên liệu trong suốt thời gian vận hành. Sức chở của nó rất khủng, có thể chở 100 máy bay hiện đại, mang theo 3000 tấn vũ khí các loại.

 

Việt Nam hiên ngang lọt top cường quốc đóng tàu, tự hào vị thế sánh ngang Trung Quốc, vượt mặt Nga

Thứ hạng cao của Việt Nam trong BXH các cường quốc đóng tàu trên thế giới khiến nhiều người chú ý. Theo đánh giá, chúng ta là thế lực không thể xem thường trong lĩnh vực này.