Khám phá mới

Bí ẩn về người con của Mỵ Châu và Trọng Thủy, được An Dương Vương lẫn Triệu Đà vô cùng cưng chiều?

Bí ẩn về người con của Mỵ Châu và Trọng Thủy, được An Dương Vương lẫn Triệu Đà vô cùng cưng chiều?

Trong sử Việt, nhắc đến Mỵ Châu nhiều người sẽ nghĩ đến một người con gái vì quá tin vào tình yêu mà vô tình mang đến tai họa cho cả đất nước. Những câu thơ về nàng công chúa này đến nay vẫn để lại nỗi day dứt, vừa thương vừa giận:

“Tôi kể ngày xưa chuyện Mị Châu

Trái tim lầm chỗ để trên đầu

Nỏ thần vô ý trao tay giặc

Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu”

                                                 (Tâm Sự - Tố Hữu)

Theo truyền thuyết, vì tin vào Trọng Thủy mà Mỵ Châu đã trao nỏ thần cho chồng. Sau khi đó được nỏ thần, con trai Triệu Đà đã biến dã tâm xâm lược Âu Lạc thành sự thật. Cổ Loa thất thủ, vua Thục phán An Dương Vương cùng con gái là Mỵ Châu chạy trốn đến bờ biển. Trên đường đi, nhớ lời chồng dặn, nghĩ đối phương sẽ đi tìm mình nên Mỵ Châu còn lấy lông ngỗng từ áo choàng rải xuống đánh dấu cho Trọng Thủy thấy.

my-chau-trong-thuy-3-1689061876.jpg
Hình minh họa

Cha con An Dương Vương đến bờ biển thì thần Kim Quy hiện lên. Ngài nói lớn với vua: “Kẻ ngồi sau lưng ngài chính là giặc đó”. Vua nghe xong phẫn nộ vung gươm chém Mỵ Châu rồi cùng thần Kim Quy đi xuống biển.

Trọng Thủy khi đến nơi chỉ còn thấy xác của Mỵ Châu, đau xót khôn nguôi. Phò mã này chôn cất vợ ở thành Cổ Loa rồi nhảy xuống giếng nơi Mỵ Châu thường lấy nước tắm để tự kết liễu.

my-chau-trong-thuy-1-1689061876.jpg
Hình minh họa

Lại có tài liệu chép rằng, Mỵ Châu trước khi bị An Dương Vương chém đã quỳ xuống nói: “Oan cho con lắm. Nếu con là kẻ bất trung có lòng hại cha, khi chết, thân xác con sẽ biến thành tro bụi. Bằng không hóa thành ngọc, thành đá trôi về hầu cha”.

Sau khi mất, máu của Mỵ Châu chảy xuống biển, trai và sò ăn vào biến nó thành ngọc. Còn thân của Mỵ Châu biến thành một tượng đá cụt đầu trôi ngược ra Bắc, đến đất Cổ Loa thì dừng lại. Người dân sau đó đã lập am thờ, ngày đêm hương khói cho nàng, cũng là thỏa lời nguyện về hầu cha của Mỵ Châu trước khi mất.

my-chau-trong-thuy-2-1689061876.jpg
Bức tượng không có đầu ở am thờ công chúa Mỵ Châu (Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội). Ảnh: QĐND

 

Thân thế khủng của người đàn ông đứng sau bà Nguyễn Thị Phương Thảo, âm thầm hỗ trợ 'madam Vietjet'

Bà Thảo Vietjet đã là cái tên quá quen thuộc với công chúng. Nhưng chồng của nữ doanh nhân thành đạt này là ai thì không phải người nào cũng biết.

Nhiều người thắc mắc, vậy Trọng Thủy và Mỵ Châu có con hay không? Không có tài liệu cụ thể nào nói về chuyện này, chỉ biết con trai Triệu Đà đã có 3 năm ở Âu Lạc làm rể.

Nhưng trong tác phẩm khuyết danh viết bằng chữ Nôm là “Thiên Nam ngữ lục” (ra đời cuối thế kỷ 17) thì có nhắc đến chuyện này. Tác giả khẳng định Mỵ Châu và Trọng Thủy có một cậu con trai. Cậu chào đời chỉ sau 1 năm cặp đôi làm đám cưới.

my-chau-trong-thuy-5-1689061876.jpg
Bộ quần áo bào của Vua Triệu Văn Vương ở Bảo tàng Triệu Văn Đế ở thành phố Quảng Châu, Trung Quốc.

Không chỉ vậy, con trai của Mỵ Châu còn rất được Thục phán An Dương Vương yêu quý, có ý định  nhường ngôi sau này. Đáng tiếc, bi kịch xảy ra, Âu Lạc mất nước. Lường trước sẽ có ngày loạn lạc, Trọng Thủy trong một lần về nước thăm gia đình đã đưa con trai theo. Sau này, Trọng Thủy quyên sinh, Triệu Đà (tức Triệu Vũ Đế) đã truyền ngôi cho người cháu đích tôn là Triệu Hồ. Theo “Thiên Nam ngữ lục”, Triệu Hồ chính là Triệu Văn Vương, con của công chúa Mỵ Châu và Trọng Thủy.

Dù vậy không thể kiểm chứng được thông tin mà “Thiên Nam ngữ lục” đưa ra. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng cuốn sách này chỉ kể lại lịch sử theo thần tích, truyền thuyết. Tất cả những chi tiết về người con của Mỵ Châu và Trọng Thủy đều là hư cấu. Đến nay, câu trả lời rõ ràng vẫn chưa có.

 

Bí mật ‘chuyện ấy’ ở cổ đại: Dùng rắn để thỏa mãn, rợn người đồ chơi tình ái lâu đời nhất thế giới

Thời cổ đại có rất nhiều chuyện khó tin về “chuyện ấy” mà chúng ta không thể nào ngờ đến. Có bao giờ bạn tò mò, món “đồ chơi” dùng trong việc “chăn gối” thời đó có hình thù như thế nào?