Khám phá mới

Vị ‘vua quỷ’ tàn ác, hoang dâm nhất sử Việt, bị trăm họ oán giận, nhận kết cục thịt nát xương tan

Vị ‘vua quỷ’ tàn ác, hoang dâm nhất sử Việt, bị trăm họ oán giận, nhận kết cục thịt nát xương tan

Hậu Lê là một trong những triều đại phát triển nhất của lịch sử phong kiến Việt Nam. Đây cũng là triều đại dài nhất khi tồn tại được 256 năm, có 16 vị vua. Đời vua Lê Thánh Tông (lên ngôi 1497), trị vì lâu nhất Hậu Lê với tổng cộng hơn 37 năm. Bên cạnh những trang sử vẻ vang, thời Hậu Lê cũng có những nốt trầm buồn. Giai đoạn trị vì của vua Lê Uy Mục là minh chứng cho điều đó.

Đại Việt Sử Ký Toàn Thư có ghi lại, năm 1497, vua Lê Thánh Tông qua đời, vua Lê Hiến Tông lên ngôi, trị vì trong 7 năm rồi qua đời vì bệnh nặng. Con trai thứ ba của ông là Lê Túc Tông lên ngôi nhưng chỉ được 6 tháng thì qua đời. Vì vua Lê Túc Tông không có con trai nên trước khi mất đã mời các quan đại thần vào và chỉ định anh thứ hai là Lê Tuấn – Lê Uy Mục kế ngai vàng.

le-uy-muc-5-1686801233.png
 

Lê Uy Mục (5/5/1488 – 1/12/1509) là vị vua thứ 8 trong triều đại nhà Lê Sơ (Hậu Lê). Ông lấy niên hiệu Đoan Khánh trong thời gian trị vì. Ấn tượng về vị vua này trong dân gian cũng như sử sách không mấy tốt đẹp. Đại Việt Sử Ký Toàn Thư có viết: “Vua Uy Mục nghiện rượu, hoang dâm, thích ra oai, tàn hại người tôn thất, giết ngầm tổ mẫu, họ ngoại hoành hành, trăm họ oán giận, điềm loạn suy vong nhà Hậu Lê xuất hiện từ đấy”.

Sau khi lên ngôi, Lê Uy Mục đã ra lệnh bí mật kết liễu Thái hoàng thái hậu (tức bà nội Uy Mục), nghỉ thiết triều 7 ngày để dâng thụy hiệu cho bà tỏ lòng kính trọng. Chuyện này được ghi chép rất rõ trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư và các sách sử khác.

le-uy-muc-1-1686801233.jpg
 

Nguyên nhân Lê Uy Mục ôm hận thù mà ra tay tàn nhẫn như vậy được cho là bắt nguồn từ chuyện xưa. Mẹ ông là bà Nguyễn Thị Cận (quê ở xã Phù Chẩn, huyện Đông Ngàn – tỉnh Bắc Ninh nay) sinh ra đã mồ côi, nghèo khổ nên phải bán mình đi làm người hầu ở phủ Phụng Thiên (Hà Nội nay). Vì gia đình chủ phạm tội nên bà Cận phải vào cung làm nô tì hầu hạ Hoàng Thái Hậu (mẹ vua Hiến Tông).

Ngày đó Hiến Tông còn là thái tử, trong một lần vào chầu Hoàng Thái Hậu đã ấn tượng với vẻ ngoài của bà Cận nên xin được lấy làm thiếp. Sau này Lê Uy Mục lên ngôi, Thái Hoàng Thái Hậu không mấy hài lòng vì mẹ ông là người xuất thân thấp hèn, cho rằng khó có thể nuôi dạy con tử tế. Cũng từ đó mà vua sinh hận mà ra tay.

le-uy-muc-3-1686801233.jpeg
 

Ngoài ra, Đại Việt Sử Ký Toàn Thư cũng cho biết, ngày 5/6/1505, Lê Uy Mục ra lệnh giết Thượng thư Đàm Văn Lễ và Ngự sử Nguyễn Quang Bật. Lý do là vì khi vua Lê Hiến Tông nằm trên giường bệnh, Kính phi (mẹ nuôi Lê Uy Mục) lấy vàng đút lót Thượng thư Văn Lễ nhưng để con trai được làm vua nhưng ông không nhận. Về sau vua Hiến Tông ốm nặng, Ngựa sử Quang Bật và Thượng thư Đàm Văn Lễ mới nhận di chiếu phụ tá hoàng thái tử Túc Tông nối ngôi.

Chuyện cũ bị Lê Uy Mục ôm hận rồi trả thù khi được làm vua. Uy Mục dùng mưu khiến 2 đại thần làm Thừa tuyên sứ Quảng Nam. Trên đường nhận chức, họ bị người của vua đuổi theo ép phải tự kết liễu. Sau này Lê Uy Mục còn đổ tội ép chết 2 đại thần cho một viên quan khác rồi xử tử luôn người này.

le-uy-muc-4-1686801233.png
 

Trong Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục có viết về Lê Uy Mục là một người chỉ biết rượu chè suốt ngày. Khi say, vua sẽ ra lệnh giết cung nhân. Thời còn tại vị, Lê Uy Mục để quyền bính thuộc hết về ngoại thích, trăm quan bị ức hiếp, dân bị áp bức, cướp đoạt. Vì vậy mà “trăm họ oán hơn mà vua không biết”.

Không giỏi việc nước, Lê Uy Mục cũng không giỏi dùng người. Nhiều đại thần, hoàng thân quốc thích bị vua nghi ngờ, thăm dò, bắt giết. Vì quá sợ mà chú của vua là Lê Kiện đã phải trốn chạy, cháu nội vua Lê Thánh Tông thì bị tống giam vào ngục.

Trong một lần đến Đại Việt, Phó sứ thần Trung Quốc đã làm thơ gọi vị vua này là Quỷ vương: “Vận An Nam còn dài bốn trăm năm/ Ý trời sao lại sinh ra vua Quỷ?”.

le-uy-muc-2-1686801233.jpg
 

Cuối năm 1509, Lê Oanh (em họ Lê Uy Mục) đã khởi binh từ thành Tây Đô, quyết lật đổ “vua quỷ”. Bên trong thành, Lê Quảng Độ (tướng trấn thủ trong thành) đã ứng tiếp, giúp Lê Oanh áp sát được kinh thành. Giữa tình thế bất lợi, Lê Uy Mục phải chạy đến phường Nhật Chiêu, nhưng vẫn bị bắt giao cho Lê Oanh.

Lê Oanh lên ngôi lấy hiệu là Lê Tương Dực. Lê Uy Mục bị giam vào cửa Lệ Cảnh. Ngày 1/12/1509, Lê Uy Mục uống thuộc đốc tự kết liễu. Sau khi Uy Mục chết, vua Lê Tương Dực vì để trả thù cho gia đình đã sai người dùng súng thần công, để xác Uy Mục vào nòng rồi bắn cho nổ tan tành. Một phần tro tàn được gom lại mang về chôn ở An Lăng, quê mẹ Uy Mục tại Bắc Ninh. Lê Uy Mục trị vì được 4 năm, hưởng thọ 21 tuổi.

 

Bí ẩn làng cổ có phong thủy tốt nhất Việt Nam, được Cao Biền, Tả Ao trấn yểm nhưng vướng lời nguyền

Phù thủy người Trung Quốc - Cao Thiên Vương Cao Biền và thánh địa lý Tả Ao Vũ Đức Huyền đã khẳng định thế đất “phượng hoàng hàm thư” của ngôi làng này rất hiếm, cực kỳ tốt.