Tên địa phương được yêu thích nhất tại Việt Nam, biết ý nghĩa đặc biệt phía sau ai cũng gật gù
Tiếng Việt ta rất phong phú. Cũng nhờ đó mà tên riêng, địa danh ở Việt Nam đa dạng không kém. Thế nhưng, hẳn nhiều người sẽ bất ngờ khi có 1 tên riêng rất được các địa phương ưa chuộng, chọn để đặt cho huyện trực thuộc. Cái tên đó chính là “Châu Thành”.
Theo thống kê, hiện tại có đến 11 huyện có tên Châu Thành. Các tỉnh chọn tên này phần lớn nằm ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, gồm: An Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh, Tây Ninh.
Bạn không hề đếm sai đâu, 10 tỉnh nhưng có đến 11 huyện là thật. Bởi lẽ Hậu Giang đã ưu ái cái tên Châu Thành đến mức đặt cho 2 huyện nhà tên này, gọi là Châu Thành và Châu Thành A.
Sở dĩ Châu Thành được yêu thích như thế cũng phần lớn nhờ ý nghĩa đặc biệt của nó. Từ này dùng để chỉ thủ phủ của một tỉnh. Các nhà nghiên cứu cho rằng Châu Thành còn chỉ nơi có dân cư đông đúc, nhiều phố phường. Văn học dân gian Nam Bộ sử dụng từ Châu Thành rất nhiều, nhưng không phải với nghĩa tên riêng. (Ví dụ: Đất châu thành nam thanh nữ tú/ Trong vườn thú đủ các thứ chim).
Nhà nghiên cứu Nguyễn Thanh Lợi cho rằng Châu Thành xuất hiện muộn nhất vào năm 1859, thời điểm Gia Định bị thực dân Pháp tấn công. Khi đó, người dân có một câu ca giao truyền miệng: “Giặc Lang-sa đnáh tới châu thành/ Dù ai ngăn qua đón lại, dạ cũng không đành bỏ em”.
Còn trong bài “Địa danh Châu Thành”, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển (Số 3/2009) thì cho biết, thực dân Pháp sau khi chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ đã quyết định chia Nam Kỳ Lục tỉnh thành 24 hạt tham biện vào tháng 6/1867. Lỵ sở của hạt gọi là châu thành và đảm nhận vai trò như trung tâm hành chính của hạt. Lấy ví dụ để dễ hiểu hơn, Sài Gòn khi đó có các châu thành là Sài Gòn, Chợ Lớn, Cần Giuộc…
Bất ngờ địa phương có tên ngắn nhất, dài nhất Việt Nam, nhiều người nghe xong giật mình
Địa phương có tên ngắn nhất và dài nhất Việt Nam đều nằm ở khu vực phía nam dãy Trường Sơn.