Bí ẩn về dòng họ trâm anh thế phiệt, giàu có nhất Hà Nội, ngỡ ngàng cuộc sống hiện tại của 2 cậu ấm
Hà Nội là mảnh đất phồn hoa bậc nhất Việt Nam. Thủ đô có mức sống cao, tỉ lệ người giàu nhiều vượt trội so với nơi khác. Nếu nói đến dòng họ giàu có nhất Hà Nội, chắc chắn nhiều người trẻ sẽ đắn đo giữa các đáp án, nhưng người già sinh sống lâu năm ở đất kinh kỳ đa số sẽ nhớ đến gia tộc họ Vũ.
Họ Vũ được mệnh danh là dòng họ “địa chủ” giàu có nhất, trâm anh thế phiệt của Hà Nội trước đây. Nếu đến phố Hồng Phúc (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) hỏi thăm về họ, sẽ được chỉ đến ngôi nhà khá xập xệ, cũ kĩ. Nơi này là chỗ ở của ông Vũ Văn Quỳnh – con cháu đời thứ ba của gia tộc họ Vũ.
Đầu thế kỷ 20, gia tộc này giàu nhất nhì phố cổ Hà Nội nhờ nghề buôn gạo. Người một tay gầy dựng nên cơ nghiệp đồ sộ đó là bà nội của ông Quỳnh. Hậu duệ đời thứ 3 nhà họ Vũ chia sẻ, ông nội mình mất sớm, để lại bà nội một thân chăm 4 người con gồm 3 gái 1 trai (con trai chính là bố của ông Quỳnh sau này). Nhờ khả năng tính toán, chắt bóp mà từ hai bàn tay trắng, người phụ nữ này đã tạo dựng được cả cơ đồ khủng nhất nhì đất kinh kỳ, đưa gia tộc vào danh sách những dòng họ giàu sang có tiếng nơi đây.
Ông Quỳnh vẫn nhớ ngày trước tình hình còn khó khăn nhưng anh em mình vẫn được sống sung sướng, không lo ăn mặc. Ở Hà Nội ai cũng biết đến danh tiếng người phụ nữ nhà họ Vũ làm mẹ đơn thân nhưng kinh doanh giỏi, có rất nhiều tiền. Từ một người bán rong hàng xáo, bà trở thành chủ một cửa hàng lớn khu phố cổ từ khi nào không hay. Sau đó, bà còn mua đất, xây nhà tại Cự Đà, Yên Phụ, Hồng Phúc.
Năm 1930, bà cùng các con chuyển đến phố Hồng Phúc sinh sống để tiện làm ăn, buôn bán. Con phố này thời đó đã đắt đỏ vì vị trí địa lý đắc địa, nằm gần chợ Đồng Xuân. Phải là gia đình có rất nhiều tiền mới mua được nhà ở nơi đây.
Sau này dù đã có sự nghiệp vững vàng, người phụ nữ vẫn quyết định không đi thêm bước nữa mà ở vậy nuôi dạy con. Biết chuyện, vua Khải Định đã trao tặng sắc phong cho gia đình. Chiếu chỉ và biển hiệu chữ Hán “Tiết hạnh khả phong” đến nay vẫn được gia tộc này lưu giữ trong nhà. Tấm biển dù đã cũ, bạc màu nhưng vẫn được xem như báu vật vô giá, minh chứng lịch sử quan trọng.
Ông Vũ Văn Bích – em ông Quỳnh thì chia sẻ với báo chí rằng gia đình mình chỉ có thể xem là giàu như địa chủ, dừng ở mức dư giả chứ không ghê gớm như lời đồn. Những tài sản mà họ có được đều nhờ sự làm lụng vất vả của bà nội năm xưa.
Tạm không bàn đến đúng sai trong chuyện này, đời thứ 3 của nhà họ Vũ lại không có được sự vẻ vang, hào nhoáng như nhiều người nghĩ. Sinh ra trong gia tộc giàu có, nhưng hiện tại các “cậu ấm” nhà họ Vũ sống rất bình thường. Thế hệ thứ 3 của nhà họ có 7 người con nhưng 5 người đã mất, chỉ còn 2 người còn sống là ông Quỳnh và ông Bích.
Ông Quỳnh hiện bị bệnh đãng trí, không còn nhớ gì về quá khứ rực rỡ của gia tộc nhà mình. Ông từng sống cùng gia đình em trai là ông Vũ Văn Bảo, bà Bích tại căn nhà cổ ở Hồng Phúc. Sau khi ông Bảo qua đời, chỉ còn em dâu cùng người giúp việc chăm sóc cho ông. Hàng xóm nhận xét ông Quỳnh là người rất mẫu mực, tình nghĩa, có năng khiếu nghệ thuật. Hiện tại ông được người thân đưa vào trung tâm dưỡng lão vì không thể sắp xếp thời gian chăm sóc.
Con dâu nhà họ Vũ – bà Bích hiện bán vé vệ sinh trên tầng 2 chợ Đồng Xuân. Bà đảm nhận vai trò chăm sóc, gìn giữ căn nhà cổ ở Hồng Phúc. Nơi đây luôn được giữ gìn sạch sẽ, gọn gàng, lưu giữ không khí xưa cũ để con cháu về thắp hương, tưởng nhớ tổ tiên.
Ông Vũ, người con út cũng là người duy nhất của thế hệ thứ 3 nhà họ Vũ còn khỏe mạnh và minh mẫn. Ông Vũ năm nay 53 tuổi, sống trong căn nhà nhỏ nằm phía sau nhà thờ tổ cùng vợ con. Nhìn vẻ ngoài quá giản dị của ông, nhiều người không tin đây là hậu duệ của dòng họ giàu có nhất Hà Nội năm xưa.
4 gia tộc giàu có, quyền lực bậc nhất Việt Nam: Đế chế của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đáng gờm
Dù hoạt động trong những lĩnh vực khác nhau nhưng điểm chung của những gia tộc này là đều rất giàu có, quyền lực. Họ đã đóng góp nhiều cho nền kinh tế Việt Nam.