Thần đồng yểu mệnh 25 tuổi tự kết liễu trên đường ray tàu hỏa, để lại vỏn vẹn 3 câu gây dằn vặt
Ra đi không một lời từ biệt, giải thích, thần đồng này chỉ để lại đúng 3 câu. Người thân, bạn bè của anh đọc được lá thư đó không khỏi đau xót.
Trong số các thần đồng có năng khiếu thơ ca của Trung Quốc, Tra Hải Sinh có lẽ là trường hợp đặc biệt nhất, khiến mọi người xót thương nhất mỗi khi nhắc đến. Tra Hải Sinh sinh năm 1964, quê ở An Huy, Trung Quốc. Anh lớn lên trong một gia đình nghèo có bố là thợ may, mẹ là diễn viên kịch.
Trong hoàn cảnh khốn khó, người đàn ông này vẫn được bố mẹ đầu tư cho học tập. Cậu bé Tra Hải Sinh từ nhỏ đã bộc lộ năng khiếu văn chương, đam mê với con chữ và sách vở. Năm 3 tuổi, Hải Sinh đã có thể đọc chữ trên bìa sách. 4 tuổi, cậu bé này thi ngâm thơ do địa phương tổ chức. 5 tuổi Hải Sinh đã đi học tiểu học và đọc thông viết thạo, thuộc được 48 câu kịch dài.
Biết con trai có năng khiếu, bố mẹ Hải Sinh luôn cố gắng đầu tư cho con phát triển bất chấp vất vả. Sau này, chàng trai này được nhận vào khoa Luật trường Đại học Bắc Kinh khi chỉ mới 15 tuổi.
Thần đồng văn chương sáng tác rất nhiều khi còn ngồi trên ghế nhà trường với bút danh Hải Tử. Anh được bạn bè yêu mến vì vừa có tài, vừa gần gũi, hiểu chuyện lại giỏi đối nhân xử thế. Hải Sinh cũng ý thức được việc mình cần cố gắng học tập để san sẻ bớt gánh nặng cho bố mẹ, nuôi 2 người em trai thành người.
Sau khi tốt nghiệp đại học, Hải Sinh được nhận vào Khoa giảng dạy và nghiên cứu Triết học của Đại học Khoa học Chính trị và Luật Trung Quốc. Giai đoạn đó, anh bay bổng trong từng con chữ, vừa sáng tác thơ ca, vừa chuyên tâm làm việc. Rất nhiều cô gái ngưỡng mộ Hải Sinh, đón nhận tác phẩm của anh.
Thế rồi tình yêu cũng đến, Hải Sinh hẹn hò với một cô học trò. Gã si tình viết nhiều bài thơ cho bạn gái. Nhưng đáng tiếc là bố mẹ cô không hài lòng với chàng thần đồng bởi xuất thân nghèo khó, thu nhập thấp và vóc dáng bé nhỏ của anh. Chuyện tình của họ cứ thế mà kết thúc, để lại vết thương lòng khó chữa lành cho Hải Sinh.
Sau này Hải Sinh yêu một cô gái khác hơn anh 4 tuổi. Nhưng mối tình này cũng chỉ kéo dài được 1 năm rồi “đường ai nấy đi”. Lý do là vì Hải Sinh không muốn kết hôn sớm. 2 mối tình sau đó của thần đồng văn chương cũng không mấy tốt đẹp. Những thất bại liên tiếp trong chuyện tình cảm khiến anh chàng suy sụp tinh thần, tâm lý bị ảnh hưởng nặng nề.
Chuyện xui xẻo thường đến cùng một lúc. Trong khi còn đang thất bình, Hải Sinh lại thêm stress khi công việc không thành công như trước, bị đồng nghiệp châm chọc. Cảm giác của anh lúc đó là dường như cả thế giới đều quay lưng với mình.
Cuối cùng Hải Sinh rơi vào trầm cảm, không kiểm soát được ý thức. Ngày 26/3/1989, 2 ngày sau sinh nhật, Tra Hải Sinh quyết định tự kết liễu trên đường ray ở Sơn Hải Quan, Hà Bắc. Thông tin này gây chấn động dư luận Trung Quốc lúc bấy giờ.
Điều đáng nói, trong số các di vật để lại của Tra Hải Sinh có một bức tâm thư vỏn vẹn 3 câu nhưng khiến mọi người không khỏi xót xa, dằn vặt vì chưa thực sự quan tâm anh: “Tôi là giáo viên khoa Giảng dạy và Nghiên cứu Triết học của Đại học Khoa học Chính trị và Luật Trung Quốc. Tôi tên là Tra Hải Sinh. Cái chết của tôi không liên quan đến ai cả”.
Một thiên tài văn hay chữ tốt, tài giỏi hơn người cứ thế mà ra đi sau hàng tấn bi kịch cuộc đời. Ở độ tuổi 25, khi tương lai phía trước còn rộng mở, sự nghiệp còn dang dở, anh chọn cách ra đi. Nhiều người đặt câu hỏi, liệu quyết định của Tra Hải Sinh là do anh “nghĩ không thông” hay là đã “nghĩ thông rồi”? Ngày nay, tại quê hưởng của Hải Sinh có một công viên văn hóa tên Hải Tử được dựng lên để tưởng nhớ những đóng góp của anh cho nền thơ ca.
Theo (163.com, Sohu)