Khám phá mới

Người Trung Quốc xưa có cách kiểm tra trinh tiết cực dị, chỉ cần 'mây mưa' cả thế giới đều sẽ biết

Người Trung Quốc xưa có cách kiểm tra trinh tiết cực dị, chỉ cần 'mây mưa' cả thế giới đều sẽ biết

Khi chưa có các phương pháp khoa học, người Trung Quốc xưa làm cách gì để kiểm tra trinh tiết một cô gái? Cách làm dưới đây rất đơn giản nhưng cũng đủ khiến các thiếu nữ e thẹn khi tham gia test.

Vấn đề trinh tiết của phụ nữ rất được quan tâm ở thời xưa. Việc một cô gái không còn trong trắng là vấn đề vô cùng trọng đại, đặc biệt với những ai chưa lấy chồng mà đã mất đi “cái ngàn vàng”. Với các cung nữ khi tiến cung, yêu cầu đầu tiên dĩ nhiên là phải còn trong trắng. Vậy làm sao để kiểm soát được vấn đề này khi ngày xưa không có các dụng cụ, phương pháp khoa học như hiện nay?

thu-cung-sa-5

Theo các tài liệu ghi chép lại, thời Trung Hoa cổ có một phương pháp kiểm tra trinh tiết gọi là “thủ cung sa”. Nó được đặt vào cánh tay người phụ nữ, tượng trưng cho sự trong trắng. Một khi thủ cung sa biến mất cũng là đồng nghĩa rằng cô gái đó đã từng “chung chăn gối” với ai đó.

thu-cung-sa-2

Những ai chấp nhận test trinh tiết bằng thủ cung sa thực sự phải rất can đảm, bởi chỉ cần một lần lỡ bước, cả thế giới đều sẽ biết họ không còn “cái ngàn vàng”. Chỉ qua việc quan sát đã có thể nhận biết được cô gái đã quan hệ thân mật với đàn ông hay chưa, việc này nghe khó tin nhưng lại hoàn toàn có thật.

thu-cung-sa-4

Thủ cung sa là gì? Nó chính là vết đỏ trên cánh tay của các nữ nhân. Trong sách “Bác vật chí” có nói về nguồn gốc của thủ cung sa là từ thời nhà Hán. Bấy giờ hoàng đế để kiểm soát các cung nữ đã ra lệnh chế ra một thứ để ngăn họ ngoại tình.

Thế rồi người ta dùng 7 cân chu sa để nuôi thạch sùng trong 90 ngày. Sau khi thạch sùng chuyển dần sang màu đỏ máu, nó sẽ bị xay nhuyễn thành thứ chất lỏng đặc sệt, có màu đỏ, thoạt nhìn rất kinh tởm.

 thu-cung-sa-3

thu-cung-sa-1

Thứ nước đó sẽ được đưa đến chấm vào cánh tay các cô gái. Vết đỏ đó tượng trưng cho sự trong trắng của một người con gái. Đến khi nó biến mất cũng đồng nghĩa là cô gái đã trao thân. Kỳ lạ là vết đỏ đó tồn tại rất lâu trên cánh tay người phụ nữ.

Vẫn còn đó những nghi ngờ về sự hiệu nghiệm của thủ cung sa. Tất cả những gì chúng ta biết được đều chỉ là ghi chép, lời kể chứ chưa có sự xác minh chính xác nào.