Đời sống

Những cái tên không được đặt tại Việt Nam, ai cũng nên nắm rõ

Ở Việt Nam, công dân có quyền có họ, tên và được xác định theo tên trong giấy khai sinh của mình. Tuy nhiên, theo Luật Dân sự và Thông tư 04/2020/TT-BTP hướng dẫn Luật Hộ tịch, có một số cái tên không được phép đặt ở Việt Nam.

Đầu tiên là tên xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. Vấn đề này được quy định ở khoản 3 Điều 26 Bộ luật Dân sự. Trong Bộ luật Dân sự chỉ quy định chung mà không hướng dẫn cụ thể những tên gọi xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.

Trên thực tế, chưa có trường hợp nào đặt tên mà bị từ chối với lý do xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.

Điều 3 Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự như sau:

1. Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản.

2. Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.

3. Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực.

4. Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

5. Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự.

Người đi đặt tên cần chú ý, không vi phạm những nguyên tắc kể trên.

ten-bi-cam-dat-o-viet-nam-1-1685435853.jpg
 

Thứ hai, tên cá nhân phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc Việt Nam. Nó được quy định tại Khoản 3 Điều 26 Bộ luật Dân sự. Khi là giấy khai sinh cho trẻ em, cha mẹ/ ông bà phải đặt tên bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc của Việt Nam, nếu không sẽ bị từ chối.

Nhiều trường hợp là người nước ngoài đang sống và làm việc tại Việt Nam, sau đó kết hôn, sinh con trên lãnh thổ Việt Nam. Nhưng con của họ khi sinh ra nếu mang quốc tịch nước ta, đăng ký khai sinh tại nước ta thì được xác định là công dân Việt Nam. Vì thế mà vẫn phải tuân theo pháp luật Việt Nam trong chuyện đặt tên. Những cái tên nước ngoài vì thế cũng sẽ không được công nhận.

Một cách khác cho họ đặt tên là có thể phiên âm theo tiếng Việt hay tiếng dân tộc của Việt Nam. Ngoài ra còn có thể đặt tên khai sinh là tiếng Việt, còn biệt danh, tên gọi ở nhà là tên nước ngoài.

Trong trường hợp con sinh ra không có quốc tịch Việt Nam mà mang quốc tịch nước ngoài thì sẽ không phải áp dụng quy định đặt tên này.

ten-bi-cam-dat-o-viet-nam-2-1685435853.jpg
 

Thứ ba, không được đặt tên bằng số, 1 ký tự mà không phải chữ. Tên cá nhân ở Việt Nam không được đặt bằng các ký tự đặc biệt như #, $, %, @...

Thứ tư, tên cá nhân ở Việt Nam phải giữ gìn bản sắc dân tộc, tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của đất nước. Tuy nhiên, điều này chưa được hướng dẫn cụ thể trong văn bản nào ngoài Thông tư 04/2020/TT-BTP. Để xem tên có bị cấm hay không cần xem xét cụ thể về cái tên đó, bản sắc dân tộc của người đó hay những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc mà người đó mang, tập quán cộng đồng dân cư nơi người đó sống.

ten-bi-cam-dat-o-viet-nam-3-1685435853.jpg
 

Thứ năm, không đặt tên quá dài, khó dùng. Pháp luật Việt Nam quy định không đặt tên con quá dài, gây khó khăn trong quá trình sử dụng. Dù vậy, bao nhiêu ký tự là dài thì vẫn chưa có quy định cụ thể.

Tại dự thảo Bộ luật Dân sự 2015 từng đề xuất giới hạn số ký tự không được quá 25. Nhưng đến nay đề xuất đó vẫn chưa được đưa vào Bộ luật Dân sự.

 

Danh tính người có tên dài nhất Việt Nam, đọc xong ‘líu cả lưỡi’

Ở Việt Nam không thiếu người có tên đẹp, nhưng để có cái tên dài ngoằng như dưới đây thì gia đình này quả “độc nhất vô nhị”. Đặc biệt, cả 3 chị em nhà họ đều có tên rất dài.