Số phận đầy cay đắng của cung nữ chuyên dạy bí thuật ‘chăn gối’ cho hoàng tử, công chúa
Trong triều đình có một cung nữ đặc biệt, người có vẻ ngoài xinh đẹp, lại am hiểu ‘chuyện ấy’. Người này sẽ được giao nhiệm vụ dạy chuyện ‘chăn gối’ cho các hoàng tử, công chúa.
Xã hội phong kiến là nơi hôn nhân không phải chỉ đơn thuần dựa trên tình cảm, mà còn phải xét theo cả gia tộc, thậm chí được xem như quốc sự. Cũng vì xem đây là chuyện “đại sự” mà thời bấy giờ hoàng cung còn xuất hiện cung nữ đóng vai trò “thử hôn”.
Một số tài liệu cổ chép lại, với hoàng tộc thì chuyện sinh con, kết hôn ảnh hưởng trực tiếp đến sự ổn định của cả vương triều, duy trì dòng họ. Nhưng không phải vị hoàng tử hay công chúa nào cũng có sẵn sự hiểu biết hoặc kỹ năng trong đời sống vợ chồng.
Các “cung nữ thử hôn” sẽ như một cô giáo, dạy cho hoàng tử, công chúa biết phải làm gì trên giường. Đây cũng là nhưng “bài học” đặc biệt trước khi họ bắt đầu kết hôn.
“Cung nữ thử hôn” có tiêu chuẩn rất cao. Họ được tuyển chọn vô cùng khắt khe, vừa phải xinh đẹp, lễ phép, vừa phải thông minh, tinh tế, am hiểu nghệ thuật trên giường. Đặc biệt, “cung nữ thử hôn” cần có khả năng đọc vị tâm lý đối phương, thậm chí nắm trong tay không ít “bí thuật” về chăm sóc sức khỏe, giữ gìn nhan sắc, và làm chủ cảm xúc.
Họ chính là người “định hình” kỹ năng gối chăn cho hoàng tử, phò mã, tránh cho các chàng lúng túng, vụng về trong đêm động phòng. Điều này tránh cho công chúa chọn nhầm chồng, hay hoàng tử bẽ mặt khi động phòng thật. Đồng thời, cũng chính “cung nữ thử hôn” dạy dỗ công chúa những kỹ xảo trong chuyện vợ chồng. Đây là chi tiết rất đáng chú ý bởi trong xã hội lễ giáo ngày xưa, điều này không ai dám nói thẳng hay chỉ dẫn công khai.
Sau khi kết thúc vai trò “thử hôn”, cuộc đời của những cung nữ này rẽ theo nhiều hướng khác nhau. Nếu người nào phục vụ hoàng tử và được lòng người, nhiều người có cơ hội trở thành tần phi, bước lên hàng ngũ cung tần mỹ nữ, thay đổi số phận, từ thân phận thấp hèn trở thành người được quyền lực che chở.
Nếu thay công chúa “thử” cùng phò mã trước đêm động phòng, họ có thể trở thành cung nữ hồi môn, theo công chúa về phủ, trở thành thiếp của phò mã, chung chồng với công chúa. Nói cách khác là “đổi đời” nhờ nghề.
Tuy nhiên, cũng không thiếu trường hợp bị “gạt ra rìa” sau khi hoàn thành nhiệm vụ, phải sống âm thầm trong hậu cung, hoặc bị đưa đi nơi khác mặc cho người ta sai bảo, sát phạt. Số phận của họ lúc ấy hoàn toàn phụ thuộc vào lòng thương xót hoặc toan tính của người trên. Nhưng cay đắng là, dù là được “lên voi” hay “xuống chó” thì cuộc đời của các “cung nữ thử hôn” đều không phải do họ tự quyết định mà phụ thuộc hoàn toàn vào người khác.