Đời sống

Bí ẩn loài cá lười biếng nhất thế giới, nằm trong Sách Đỏ Việt Nam, hình thù kỳ dị có một không hai

Bí ẩn loài cá lười biếng nhất thế giới, nằm trong Sách Đỏ Việt Nam, hình thù kỳ dị có một không hai

Có lẽ chẳng có loài cá nào lại lười nhác như loài cá này. Nó thích thả trôi cơ thể, để bản thân nổi lềnh phềnh theo nước chứ chẳng muốn cử động bao giờ.

Ở khu vực các đại dương ôn đới, nhiệt đới (trong đó có Biển Đông), tồn tại một loài cá rất đặc biệt. Nó tên là cá mặt trăng (Danh pháp: Mola mola (Linnaeus, 1758) là loài cá thuộc họ Cá mặt trăng trong bộ Cá nóc (Tetraodontiformes). Tại Việt Nam, cá mặt trăng nằm trong Sách đỏ, được xem là một loài cá quý hiếm, cần được bảo vệ cấp thiết.

ca-mat-trang-7

Cá mặt trăng khi trưởng thành có thể lớn khoảng 3,5 – 5,5m. Chúng sở hữu chiếc xương đòn nặng nhất thế giới với gần 2.000kg. Thế nhưng, kỳ lạ là khi cá con nở ra thì chúng chỉ có kích thước ngang với một hạt sỏi nhỏ, thậm chí chỉ vài milimet, cực khó phát hiện. Một con cá mặt trăng mẹ có thể đẻ đến 300 triệu trứng sau 3 tuần mang thai. Tuy nhiên chúng lớn rất nhanh, sau khoảng 15 tháng, cá con có thể tăng đến 373kg.

ca-mat-trang-3

Ấn tượng ban đầu về cá mặt trăng là ngoại hình của chúng rất dị. Đuôi cá không phải hình tam giác hay hình vây đuôi thường thấy mà giống chiếc bánh crepe to, dẹt. Vây lưng cá mặt trăng to như cá mập, không có vây đuôi. Ngoài ra, phía trên lưng của nó có một chiếc vây nhô cao như cá mập, cùng một vây sát cạnh hậu môn. Chúng nằm gần như đối xứng với nhau.

ca-mat-trang-6

Tuy có kích thước to lớn nhưng cá mặt trăng lại có miệng rất nhỏ. Mỗi hàm của chúng có 2 răng dính nhau, cũng vì thế mà loài này không nuốt được mồi to, chỉ ăn được giáp xác nhỏ, sinh vật phù du.

ca-mat-trang-4

Cá mặt trăng là ví dụ điển hình của một loài “to xác nhưng bé gan”. Chúng nhìn khổng lồ nhưng vậy nhưng thực chất vô hại và rất “ngoan”. Chỉ khi nhảy lên thuyền thì cá mặt trăng mới gây hại cho con người.

ca-mat-trang-1

Ngày bé, cá mặt trăng bơi rất khỏe. Nhưng càng lớn chúng lại càng lười. Khi trưởng thành cá mặt trăng không còn sống theo đàn, chỉ thả cơ thể tự trôi theo dòng hải lưu, khi cần kiếm ăn chúng sẽ nghiêng người bơi rồi lặn xuống dưới thật nhanh, sau đó lại thả trôi tiếp. Bởi vậy mà loài cá này được gọi là loài cá lười nhác nhất thế giới.

ca-mat-trang-2

Nhiều lần loài người còn tưởng cá mặt trăng đang “tắm nắng” vì thấy chúng chẳng hề động đậy gì. Thực tế thì loài cá này đang dùng ánh sáng mặt trời để làm ấm cơ thể và hỗ trợ tiêu hóa. Nguồn nước ấm còn cung cấp thêm oxy, nạp oxy dự trữ cho chúng.

Một con cá mặt trăng có thể sống 23 năm. Tại Việt Nam, chúng được xếp vào danh Sách Đỏ và cần được bảo vệ cấp thiết. Luật pháp cấm hoàn toàn các hoạt động đánh bắt, khai thác loài cá này dưới mọi hình thức.