Nhà sư giải quyết và kìm hãm nhu cầu sinh lý như thế nào? Ớn lạnh trước cách ‘tiệt dục’ thời trung cổ
Nhà sư xuất phát điểm cũng là người thường, có cơ thể như chúng ta. Câu hỏi đặt ra là làm sao họ có thể khống chế được dục vọng, vấn đề sinh lý trong quá trình tu tập?
Trước khi trở thành một người có thể buông bỏ mọi thứ, nhà sư cũng chỉ là một người bình thường, có đủ “thất tình, lục dục”. Việc thay đổi tâm tính, rèn luyện bản thân là điều có thể làm được theo thời gian, nhưng vấn đề thuộc về nhu cầu sinh lý thì sao, liệu các nhà sư có kiểm soát được nó? Đây là câu hỏi được rất nhiều người thắc mắc.
Trên thực tế, không chỉ Phật giáo mà hầu hết các tôn giáo đều yêu cầu người tu hành phải hiến dâng cả thể xác lẫn tinh thần cho đạo, và tình dục là thứ đứng đầu trong danh sách những thứ bị cấm đoán.
Trong Phật giáo, việc quan hệ xác thịt là tuyệt đối không thể, thậm chí nghĩ về nó cũng không được chấp nhận. Với Kito giáo, người đã kết hôn vẫn có thể tham gia đạo, nhưng một khi đã khoác áo linh mục thì phải sống đời độc thân trong tu viện. Ấn Độ giáo, Do Thái giáo, Đạo giáo cũng có những quy định tương tự như vậy.
Nhưng làm sao có thể sống “vô sắc”, giữ vững tinh thần đó là điều không hề đơn giản và ai cũng thắc mắc. Mỗi tôn giáo có một cách thức riêng để “diệt trừ” dục vọng. Riêng với Phật giáo thì áp dụng biện pháp: Loạn ở đâu trị ở đó.
Các bậc cao tăng trong Phật giáo nghiệm ra chân lý này từ lâu. Họ ăn uống thanh tịnh hàng ngày để làm giảm phát sinh ham muốn sinh lý. Có thể bạn chưa biết, đậu nành, rau răm là những thứ giúp cơ thể giảm phát sinh ham muốn, cũng là món rất phổ biến trong chùa. Ngoài ra, những phương thuốc có bạc hà, cam thảo cũng là biện pháp chống lại “cám dỗ”. Nói cách khác, ăn chay trường và sức mạnh ý chí đã giúp các nhà sư kiểm soát, làm chủ được nhu cầu sinh lý của mình.
Bên cạnh đó, nếu chú ý chúng ta sẽ thấy hầu hết các chùa, tu viện xưa đều được xây ở trên núi hoặc nơi hẻo lánh không có người. Mục đích chính của việc này là cắt đứt liên lạc với thế giới bên ngoài, cô lập các sư sãi trong chùa. Họ tin rằng không thấy sẽ không động lòng.
Quay ngược thời gian về thời trung cổ thì sao? Bấy giờ, các tu sĩ La Mã không được may mắn như sư sãi của Phật giáo. Họ phải áp dụng những cách tiệt dục vô cùng thống khổ. Tu sĩ La Mã tin rằng ham muốn bị đè nén lâu ngày sẽ tụ lại trong máu. Thế nên họ phải gây chảy máu để giải phóng chúng. Hàng tháng sẽ có nghi thức xả bớt bản năng tự nhiên bằng cách đổ máu tẩy uế. Một khi có tu sĩ phạm luật, cố tình quan hệ tình dục, thủ dâm cũng sẽ bị trừng phạt bằng cách đau đớn này.
Đâu chỉ tu sĩ, thời trung cổ, những người đàn bà góa bụa muốn thủ tiết hay đàn ông góa vợ không muốn lấy vợ khác, trai tráng chưa vợ, thanh niên dậy thì… đều được khuyến khích tiết dục bằng cách xả máu. Cách làm phản khoa học này khiến nhiều người phải bỏ mạng đầy oan uổng.
Ở một xã hội khác, các tu sĩ Hy Lạp dường như thông minh hơn nên biết tìm đến những thực phẩm, phương thuốc để kìm hãm bản năng tình dục. Cây khiết tịnh (Vitex agnus castus) được họ sử dụng thường xuyên. Ngoài ra còn có những bản nhạc để xua đuổi “con quỷ Sa tăng” trong cơ thể.