Khám phá mới

Lý do nữ nhân Trung Quốc cổ đại tuyệt đối không dám mặc nội y, quần chỉ dành riêng cho nam giới

Lý do nữ nhân Trung Quốc cổ đại tuyệt đối không dám mặc nội y, quần chỉ dành riêng cho nam giới

Vì tư tưởng đạo đức, thói quen sinh hoạt mà xưa kia phụ nữ ở Trung Quốc không được mặc quần, nội y. Thời đó, họ dùng cách gì để che chắn cho cơ thể mình?

Nội y và quần là trang phục vô cùng quen thuộc ở thời đại ngày nay. Thế nhưng, ở thời cổ đại nó là trang phục bị cấm. Theo các ghi chép, phụ nữ thời cổ đại ở Trung Quốc không mặc nội y, chỉ có một lớp trang phục lót bên trong có chức năng như quần lót, váy lót hiện nay.

noi-y-co-dai-5

Đây cũng là điểm chung ở xã hội cổ đại các quốc gia khác. Họ tin rằng những bộ quần áo dày, dài đã đủ để che cơ thể, không bị người khác nhìn thấy nơi nhạy cảm. Trong suốt hơn 2 nghìn năm phong kiến Trung Quốc, họ xem việc phụ nữ mặc quần là ô uế, đại nghịch bất đạo. Bởi khi mặc quần, 2 chân sẽ tách ra ở 2 ống, đây được cho là hành động không đứng đắn. Trong tư tưởng Nho giáo, phụ mặc quần sẽ khiến vận mệnh đất nước đi xuống. Thế nên phụ nữ xưa ở đất nước này phải đi nhẹ, nói khẽ, cười duyên, luôn khép 2 chân gần nhau và dĩ nhiên không bao giờ động đến quần.

noi-y-co-dai-3

noi-y-co-dai-4

Từ khi xuất hiện vào thời Xuân Thu, quần đã trở thành đặc quyền của nam giới và chỉ nam giới được mặc. Những chiếc quần dài 2 ống không dành cho nữ giới chứ đừng nói đến chuyện họ dám mặc quần lót, nội y. Tất cả những đặc trưng của nữ giới nên được che đậy kĩ càng sau lớp áo vừa rộng vừa dài.

Đến thời nhà Hán, phụ nữ bắt đầu được mặc quần nhưng chỉ đơn giản là những chiếc quần ống rộng, không có đáy. Chúng dùng để giữ ấm đôi chân khi giá lạnh, cũng để tiện sử dụng nhà vệ sinh.

noi-y-co-dai-1

Dù khá tiện lợi nhưng tầng lớp thượng lưu lại không thích dùng quần lắm. Lý do cũng dễ hiểu vì họ không phải vận động nhiều như tầng lớp dưới. Thời đó quần được xem là thứ chỉ dành cho nhà nghèo.

noi-y-co-dai-2

Sau này, phụ nữ khi đến tháng thường mặc thêm một chiếc quần cũ bên trong để dễ vệ sinh, tránh bị bẩn y phục bên ngoài. Cánh mày râu nhận ra việc dùng quần rất tiện nên cũng bắt chước theo. Cuối cùng nội y xuất hiện. Hình dáng ban đầu của chúng không ôm sát cơ thể mà rộng rãi, thoải mái nhất có thể. Đến thời Trung Hoa Dân Quốc, nội y chính thức được công nhận và được mặc thường xuyên hơn.