Lạnh gáy câu chuyện người phụ nữ đầu tiên nâng ngực trên thế giới, cái giá phải trả quá đắt đỏ
Là người khởi đầu trào lưu cho hơn 2 triệu phụ nữ sau đó, Timmie đúng nghĩa là “chuột bạch” cho một quy trình thẩm mỹ mới. Thế nhưng, cái kết người phụ nữ này phải trả sau đó không hề rẻ một chút nào.
Phẫu thuật nâng ngực là một loại hình thẩm mỹ quá quen thuộc ở thời điểm hiện tại. Nhưng có bao giờ bạn thắc mắc nó có từ bao giờ và ai là người đầu tiên thực hiện trên thế giới? Người phụ nữ đó là Timmie.
Timmie sinh ra trong một gia đình có 6 người con. Gia đình bà chẳng khá giả gì, năm 14 tuổi đã mồ côi mẹ, 1 năm sau thì nghỉ học kết hôn. Nhưng hôn nhân của Timmie không hạnh phúc khi chồng bắt đầu nghiện rượu. Đến năm 26 tuổi, Timmie quyết định ly hôn và xăm hình hoa hồng đỏ lên hai bầu ngực. Quyết định bồng bột này khiến bà phải hối hận sau đó không lâu.
Những năm sau đó, Timmie liên tục đến bệnh viện Jefferson Davis để xóa xăm. Bác sĩ Frank Gerow là người điều trị cho bà. Ông là người đã phát minh ra túi cấy cho phụ nữ sau sinh bị chảy xệ ngực. Frank Gerow đề nghị Timmie thực hiện thử nghiệm đó cho mình. Trong giây phút yếu đuối vì ly hôn, Timmie đã đồng ý. Không chỉ cô, 11 người phụ nữ khác cũng tình nguyện tham gia nghiên cứu này.
Mới đầu, Gerow và Cronin (đồng nghiệp của Gerow) thử tiêm trực tiếp silicone vào những người phụ nữ. Tuy nhiên, kết quả là họ bị viêm nặng, ngực biến dạng, vô cùng đau đớn. Hai bác sĩ lại quyết định tiêm silicone vào một chiếc túi.
Năm 1962, Timmie thực hiện phẫu thuật nâng ngực. Bà được nghe về các nguy cơ nhưng không mấy để tâm. Sau khi tỉnh dậy từ cơn gây mê, Timmie sửng sốt vì cảm giác như có cả con voi đang ngồi trên ngực mình, không thể thở nổi.
“Nhưng khi họ tháo băng cho tôi vào 10 ngày sau, ngực của tôi rất đẹp. Tất cả bác sĩ trẻ đứng quanh tôi để ngắm nhìn kiệt tác đó”, người phụ nữ đầu tiên nâng ngực trên thế giới chia sẻ.
Sau ca phẫu thuật, Timmie trở nên nổi tiếng, được nhiều người biết đến. Ít năm sau bà tái hôn với Bill Lindsey, một người bạn quen đã lâu. Thỉnh thoảng người phụ nữ lại đến phòng khám của Gerow để kiểm tra, đánh giá tình trạng ngực. Vị bác sĩ trấn an Timmie cùng các phụ nữ khác rằng túi ngực mình đặt vô hại như nước. Rất nhiều cô nàng sau đó đã tìm đến Gerow để trùng tu vòng 1 sau thử nghiệm trên Timmie.
Nhưng sau khoảng 10 năm nâng ngực, ngực của Timmie bắt đầu cứng lại vì các mô sẹo hình thành. Những cơn đau hành hạ người phụ nữ này hàng ngày. Phía tập đoàn Dow Corning đã phải thừa nhận đó có thể là một tác dụng phụ của nâng ngực.
Không chỉ dừng lại ở đau đớn, Timmie còn bị nổi mẩn, khô miệng, khô mắt, mệt mỏi. Bà đi khám nhiều nơi nhưng câu trả lời nhận được là nó là hậu quả của trầm cảm. Thậm chí, Gerow còn tuyên bố túi silicone không thể gây hại cho Timmie.
Nhiều cá nhân, tổ chức lên tiếng cho biết Timmie đang bị tổn hại từ silicone. Nhưng tập đoàn Dow Corning đã phủ nhận hoàn toàn. Đến năm 1998, hàng chục nghìn bệnh nhân đệ đơn kiện Dow Corning, song Timmie vẫn dành niềm tin tuyệt đối với vị bác sĩ nâng ngực giúp mình. Thậm chí bà còn ra làm chứng trước FDA cho bác sĩ Gerow và không phàn nàn về túi ngực.
Về sau, Timmie thừa nhận đã được tặng một khoản tiền nhỏ. Đến năm 1993, Gerow qua đời, Timmie mới dám lên tiếng vì cảm thấy không còn mắc nợ người đã chỉnh sửa bộ ngực cho mình. Timmie thừa nhận mình làm phẫu thuật trong trạng thái yếu thế, không an tâm, không hiểu biết. Dù đau đớn nhưng hiện tại người phụ nữ không dám lấy túi ngực ra vì sợ tử vong khi gây mê và những hệ lụy sau đó. Năm 2018, bà tuyên bố sẽ sống suốt đời với hai túi ngực của mình.