Thời gian qua, người dùng mạng tại Việt Nam liên tục “kêu trời” vì tốc độ mạng quá chậm chạp. Việc vào các dịch vụ nước ngoài như Facebook, Google hay đọc báo gặp nhiều khó khăn. Chưa kể đến tải tệp tin, chơi game online… Điều đó ảnh hưởng đến việc học tập, làm việc của mọi người.
Vừa qua, Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) đưa ra thống kê về tốc độ Internet trung bình của nước ta trong quý I. Kết quả đo được là 61,69 Mb/giây với mạng cố định băng rộng và 39,44 Mb/giây với mạng di động, được đánh giá là “đáp ứng tiêu chuẩn”. Thống kê trên dựa vào gần 30 nghìn mẫu từ các gia đình sử dụng mạng Viettel, FPT, CMC, Mobifone và được đo bằng công cụ độc lập của VNNIC.
Với việc tốc độ kết nối Internet đáp ứng tiêu chuẩn, có nghĩa là người dùng gần như không gặp trở ngại trong việc sử dụng mạng. Ví dụ như nếu bạn muốn xem truyền hình 4K (Ultra HD) của Netflix, băng thông download khuyến nghị là 25 Mb/giây, còn YouTube yêu cầu tối thiểu chỉ 20 Mb/giây. Những yêu cầu trên so với mức trung bình của Internet ở Việt Nam là thừa sức đáp ứng.
Công cụ đo của VNNIC có thêm các chỉ số Ping (thời gian truyền của gói tin đi và về từ thiết bị người dùng đến điểm kiểm tra), Jitter (độ trễ thời gian giữa hai gói tin truyền liên tiếp). Những chỉ số Ping và Jitter sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của các gói dịch vụ đòi hỏi yêu cầu cao như thoại và video.
Đối chiếu với kết quả VNNIC đo được, chỉ số trung bình Ping của Internet tại Việt Nam là dưới 100ms. Trong khi đó khuyến nghị của các trang như Zalo, Viber, Facebook, Messenger, Skype… là 150ms. Về phần chỉ số Jitter là dưới 30ms.
Giải thích về tình trạng các cuộc gọi thoại, video ở Việt Nam thời gian qua bị vỡ hình, méo tiếng, VNNIC cho biết, lý do là bởi hai chỉ số Ping và Jitter không ổn định, đôi lúc chưa đạt yêu cầu.
Dẫu vậy, kết quả của VNNIC vừa công bố khá chênh lệch với số liệu từ hệ thống nước ngoài. Theo Speedtest của Ookla, tốc độ download của mạng cố định băng rộng ở Việt Nam đạt 43,28 Mb/giây trong tháng 3. Trong khi đó, mạng di động đạt 33,97 Mb/giây. Tất cả các số liệu này đều thấp hơn so với VNNIC đo được.
Sự chênh lệch này có thể do nhiều yếu tố. Trong đó, vị trí đặt máy đo, số lượng mẫu đo cũng sẽ ảnh hưởng đến kết quả. Máy đo của VNNIC đặt tại Trạm trung chuyển Internet quốc gia (VNIX) ở Hà Nội và TP.HCM. Lượng mẫu đo mà trung tâm này lấy là 30 nghìn. Trong khi đso, Ookla lại không cố định.
Hiện tại, tình trạng mạng tại Việt Nam đã được cải thiện đáng kể sau khi cáp quang biển AAG sửa xong. Nhiều người dùng thông tin đến Techz rằng việc sử dụng mạng đã nhanh và hiệu quả hơn.
Bạn thân Mai Phương đáp trả khi bị ‘vợ’ Hoài Linh bóng gió chửi “độc ác”
(Techz.vn) – Những lùm xùm xoay quanh chuyện đời tư của Mai Phương sau khi cô qua đời vẫn chưa có hồi kết khi các đồng nghiệp liên tục lời qua tiếng lại.