Không ai muốn máy tính của mình bị nhiễm mã độc. Tuy nhiên, với việc các thủ đoạn của bọn lừa đảo ngày càng tinh vi, số lượng Trojan, botnet ngày càng nhiều thì bất cứ ai cũng có thể vô tình trở thành nạn nhân. Máy tính bị nhiễm mã độc để lại rất nhiều phiền phức và nguy hiểm, vì thế mà bạn cần phát hiện sớm để khắc phục.
Dưới đây là 10 dấu hiệu cho thấy máy tính của bạn đã bị nhiễm mã độc.
1/ Các chương trình thường xuyên bị mất tín hiệu giữa chừng, bị văng đột ngột khi đang hoạt động. Trong một số trường hợp, máy của bạn chuyển sang màn hình xanh.
2/ Hệ thống chậm, máy tính hoạt động ì ạch dù không có chương trình hay ứng dụng nào nặng.
3/ Ổ cứng hoạt động nhiều lần ngay cả khi máy tính nhàn rỗi.
4/ Cửa sổ thông báo lạ bật lên khi đang khởi động, đặc biệt là những nội dung cảnh báo việc truy cập hay không tìm thấy ổ đĩa.
5/ Xuất hiện hộp thoại khi hệ thống đang chạy, cảnh báo bạn các chương trình khác nhau hoặc các tập tin không mở.
6/ Chương trình trong máy bị mất, hỏng hoặc tự động mở mà không cần bạn phê duyệt.
7/ Mạng hoạt động ngẫu hứng khi bạn không chạy bất cứ chương trình hay truy cập vào lượng lớn dữ liệu Internet nào.
8/ Emaii bất thường, dù bạn không gửi mail nhưng lại nhận được thông báo từ danh sách liên hệ trong email là có mail lạ từ bạn.
9/ Bất chợt nhận được thông báo địa chỉ IP của bạn bị cấm.
10/ Chương trình diệt virus bị vô hiệu hóa hoặc đột nhiên không hoạt động.
Ngay khi phát hiện máy tính bị nhiễm mã độc, bạn cần xử lý ngay lập tức. Có hai cách nhanh và đơn giản nhất.
Cách 1: Ứng phó với crimeware.
Đầu tiên, ngay khi phát hiện máy tính nhiễm mã độc, bạn phải ngắt kết nối dù đang dùng Internet qua cáp,mạng không dây hay bất cứ cách nào.
Việc này giúp thông tin, dữ liệu của bạn không bị rò rỉ. Với việc ngắt kết nối mạng, bạn có thể chặn những thiệt hại trước mắt.
Nếu đang ở cơ quan, công ty, hãy liên hệ với bộ phận IT để được trợ giúp. Bởi ngoài thông tin cá nhân của bạn thì thông tin của công ty, tài liệu quan trọng cũng có thể bị ảnh hưởng.
Nếu đang ở nhà thì bạn có thể nhờ bạn bè, người thân hoặc nhà cung cấp dịch vụ Internet.
Bạn nên quét toàn bộ máy tính bằng chương trình diệt virus cập nhật mới nhất. Đừng quên sao lưu các thông tin quan trọng vì chúng có thể bị rò rỉ qua crimeware hoặc bị hủy, mất khi bạn quét sạch hệ thống.
Cách 2: Đối phó với nạn lừa đảo trực tuyến
Lừa đảo trực tuyến là nguyên nhân phổ biến dẫn đến việc máy tính bị nhiễm mã độc. Khi phát hiện mình bị lừa, bạn nên đóng các tài khoản bị nhiễm ngay lập tức. Nếu làm nhanh và kịp thời, tội phạm mạng muốn lợi dụng bạn có thể sẽ không chạm tay được vào các tài khoản dịch vụ trực tuyến khác hay tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng…
Nên trao đổi với nhà cung cấp dịch vụ tài chính về những ảnh hưởng mà bọn lừa đảo trực tuyến có thể gây ra. Đừng quên hỏi các bước để khắc phục sự cố khi tài khoản của mình bị lạm dụng (lấy lại tiền đã mất, chặn các khoản phí phát sinh vì bị lừa đảo…).
Hãy thường xuyên theo dõi sao kê tài khoản thẻ tín dụng, đừng thanh toán nếu cảm thấy nghi ngờ. Giám sát chặt chẽ chính là biện pháp tốt nhất để giảm các nguy cơ khi máy tính bị nhiễm mã độc.
Driver là gì? Những thời điểm cần cập nhật driver không thể bỏ qua
(Techz.vn) – Driver là gì? Tại sao phải cài driver vào máy tính sau khi cài Windows? Chức năng của driver như thế nào?... Có rất nhiều câu hỏi liên quan đến driver mà người dùng máy tính hay thắc mắc. Bài viết dưới đây của Techz sẽ giúp bạn giải đáp một phần đáng kể những thắc mắc trên.