Khám phá mới

Vị tướng già nhất Tam Quốc: Xuất thân tầm thường, ít ai biết đến nhưng từng khiến Quan Vũ ‘xanh mặt’

Vị tướng già nhất Tam Quốc: Xuất thân tầm thường, ít ai biết đến nhưng từng khiến Quan Vũ ‘xanh mặt’

Không có xuất thân đáng gờm, cũng chẳng phải cái tên nổi tiếng trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, thế nhưng vị tướng này lại là người khiến cho Quan Vũ, Trương Liêu phải “ôm hận”.

Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, Lưu Bị và Thục Hán chiêu mộ được rất nhiều nhân tài. Nhưng nhà Đông Ngô cũng chằng kém cạnh với hàng loạt cái tên đáng gờm như Chu Du, Lỗ Túc, Lữ Mông, Trương Chiêu… Đặc biệt, có một vị tướng tuy tên tuổi ít được biết đến nhưng tài năng có thừa, giúp ích rất nhiều cho Tôn Quyền. Ông chính là Đinh Phụng.

dinh-phung-1

Đinh Phụng tự là Thừa Uyên, quê ở An Huy. Ông vốn dũng cảm, rất tháo vát. Từ một tên lính quèn, Đinh Phụng đã lên được chức Tả thượng thư Bộ Binh và rồi trở thành vị tướng quan trọng bậc nhất của Đông Ngô với chức Đại Đô Đốc.

Có thể nhiều người không biết, Đinh Phụng từng lập nhiều chiến công lớn, thậm chí khiến Trương Liêu, Quan Vũ phải “ôm hận”. Cụ thể, năm 220, Đinh Phụng dưới trướng Lữ Mông đã nhận nhiệm vụ mang quân đi chặn đường Quan Vũ. Vị tướng này đã bao vây cha con Quan Vân Trường, ép họ phải lui binh rồi sau đó trúng bẫy Phan Trương, Mã Trung mà chết.

dinh-phung-2

Một trận đánh khác, Đinh Phụng là người tiên phong cầm đầu đánh đuổi quân Thục Hán. Ông khiến địch thảm bại, ít lâu sau Lưu Bị vì quá uất ức mà cũng qua đời. Cũng chính Định Phụng là người đã bắn tên khiến Trương Liêu chết.

Năm 263, Đặng Ngải mang quân đến đánh Thục Hán. Bấy giờ Gia Cát Lượng và Gia Cát Chiêm đành phải viết thư cầu cứu Đông Ngô. Đinh Phụng khi đó đã 95 tuổi vẫn đích thân cầm quân đi cứu nhà Thục. Đáng tiếc là ông không thành công.

dinh-phung-3

Đinh Phụng chính là vị tướng già nhất Tam Quốc, nhiều tuổi nhất khi tham chiến. Sau khi mất, ông được phong thần và lập miếu thờ phụng. Nhiều người cảm thấy tiếc nuối cho Đinh Phụng khi vốn dĩ là một vị tướng có thực tài, sự nghiệp rực rỡ nhưng tên tuổi lại khá mờ nhạt trong Tam Quốc.