Nước nào nhận nhiều giải Nobel nhất thế giới? Người Việt Nam được trao Nobel Hòa bình nhưng từ chối là ai?
Có thể nhiều người không biết, Việt Nam từng có một vị chính khách được trao giải Nobel Hòa bình. Tuy nhiên, người này đã thẳng thừng từ chối với lý do xúc động.
Nobel là giải thưởng danh giá được trao hàng năm cho các cá nhân có thành tựu trong các lĩnh vực như văn học, kinh tế, vật lý, hóa học, y học, hòa bình. Trong đó, chỉ có giải hòa bình là có thể trao cho tổ chức hoặc cá nhân.
Nobel được nhà bác học đại tài Alfred Nobel tạo ra. Sau khi Alfred Nobel qua đời vào năm 1896, người ta tìm thấy bản di chúc của ông. Trong đó nêu rõ, Alfred Nobel muốn dùng tài sản để tạo ra một loạt các giải thưởng cho người trao “lợi ích lớn nhất cho nhân loại” trong vật lý, hóa học, hòa bình, sinh học, y học và văn học.
Tính từ năm 1901 đến hết 2022, Nobel đã trao cho 954 cá nhân, 27 tổ chức trên thế giới. Nước có nhiều người giành giải Nobel nhất hiện nay là Mỹ với hơn 400 người đạt giải, tương đương với 40%. Điều đáng nói là có đến 35% giải Nobel của Mỹ đến từ người nhập cư.
Trong khi đó, quốc gia châu Á đầu tiên có giải Nobel chính là Ấn Độ. Năm 1913, Rabindranath Tagore (1861 – 1941), người được xem như “Thánh sư” của Ấn Độ đã được trao giải Nobel Văn học. Ông cũng chính là người châu Á đầu tiên có được giải thưởng danh giá này.
Việt Nam chúng ta cũng từng có một vị chính khách được trao giải Nobel Hòa bình. Ông chính là Lê Đức Thọ, cố vấn Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Năm 1973, ông Lê Đức Thọ trao giải cùng Henry Kissinger, nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ.
Tuy nhiên, ông Lê Đức Thọ đã thẳng thắn từ chối nhận giải thưởng này với nhiều lý do khách nhau. Trong đó, lý do lớn nhất được cho là vì hòa bình chưa thực sự lập lại trên đất nước Việt Nam. Có tài liệu chép rằng ông Lê Đức Thọ đã nói: “Người xứng đáng nhận giải chính là nhân dân Việt Nam”. Quyết định của vị chính khách Việt Nam khiến cả thế giới bất ngờ.
Năm đó, giải thưởng Nobel Hòa bình của Henry Kissinger cũng khiến dư luận dậy sóng. Vì áp lực, tháng 5/1975, nhà ngoại giao Mỹ này đã gửi điện tín đến Ủy ban Nobel để xin trả lại giải thưởng nhưng lại bị từ chối.