Khám phá mới

Bí mật về lần đầu tiên người Việt Nam giao chiến với hậu duệ Thành Cát Tư Hãn, kết quả ra sao?

Bí mật về lần đầu tiên người Việt Nam giao chiến với hậu duệ Thành Cát Tư Hãn, kết quả ra sao?

Vào thế kỷ 13, trận giao chiến đầu tiên giữa người Việt và hậu duệ của Thành Cát Tư Hãn đã diễn ra. Kết quả cuộc xung đột đó ra sao?

Trong lịch sử, Việt Nam từng trải qua rất nhiều cuộc đấu tranh giành và giữ độc lập. Không ít lần nước ta phải đối diện với thế lực xâm lăng phương Bắc. Trong đó, không thể không kể đến quân Mông Nguyên, hậu duệ của Thành Cát Tư Hãn.

Chiến tranh Mông Nguyên – Đại Việt còn được gọi là Kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên diễn ra dưới triều đại nhà Trần. Cuộc chiến này kéo dài từ năm 1258 đến 1288 nhưng thời gian chiến sự chính thức thì thực chất chỉ tầm 9 tháng, chia làm 3 đợt.

nha-tran-chong-quan-mong-co-3

“Đại Việt sử ký toàn thư” chép lại, trận đấu đầu tiên giữa quân dân nhà Trần với quân xâm lược Mông Cổ diễn ra vào ngày 17/1/1258. Nó xảy ra tại Bình Lệ Nguyên.

Nguồn cơn phải kể từ cuối năm 1257. Lúc bấy giờ Đại Hãn của Mông Cổ là Mông Kha đã cử Ngột Lương Hợp Thai đưa 5.000 kỵ binh thiện chiến cùng 20.000 quân Đại Lý kéo sang xâm lược Đại Việt.

nha-tran-chong-quan-mong-co-2

Đến đầu năm 1258, quân Đại Việt với khoảng 6 vạn người tham gia cuộc chiến. Đích thân vua Trần Thái Tông và Thái tử Trần Hoảng đã dẫn quân nghênh chiến giặc Mông Cổ ở Bình Lệ Nguyên. Mới đầu, địch chiếm ưu thế, hiểu rõ sức mạnh của chúng, Lê Tần (Lê Phụ Trần) đã khuyên vua Trần Thái Tông lui binh để bảo toàn lực lượng. Nhờ quyết định đó mà nhà Trần hạn chế được tổn thất, mở đường cho thắng lợi sau này.

Bình Lệ Nguyên – nơi diễn ra trận chiến ác liệt năm đó về sau đến thời Hậu Kê được đổi tên thành huyện Bình Xuyên, sang thời nhà Mạc là Bình Tuyên. Còn hiện nay, nơi này thuộc huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.

nha-tran-chong-quan-mong-co-4

Lại nói đến cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên lần thứ nhất, sau trận đầu tiên năm 1258 đó, trận tiếp theo diễn ra ở Phù Lỗ (bên sông Cà Lồ). Bấy giờ quân Đại Việt bị đánh bại nhưng nhà Trần đã dự tính được điều đó từ trước. Họ chủ động sơ tán dân, của cải ra khỏi thành, thực hiện kế “vườn không nhà trống”, khiến địch gặp khó khăn về mặt lương thực.

nha-tran-chong-quan-mong-co-5

10 ngày sau khi rời khỏi thành Thăng Long, vua Trần cùng Thái tử lại mang quân phản công, đánh bại quân Mông Cổ tại trận Đông Bộ Đầu (nay là quận Ba Đình, Hà Nội). Lần đó, giặc phải vội vàng tháo chạy theo dọc sông Hồng. Trên đường chạy về nước, chúng còn bị các dân tộc thiểu số miền núi Tây Bắc do Hà Bổng chỉ huy tập kích.

nha-tran-chong-quan-mong-co-1

Cuộc kháng chiến lần thứ nhất này chỉ diễn ra trong nửa tháng, có từ 3 – 4 trận đánh lớn nhưng đã khiến quân Mông Cổ thiệt hại nặng nề, mất đến khoảng 2/3 quân số. “Nguyên sử” chép lại rằng, ngày trở lại đất Tống, quân Mông Cổ chỉ còn khoảng 3.000 kị binh, 1 vạn quân Đại Lý mà thôi.