Bí mật lò phản ứng hạt nhân độc nhất thế giới của Việt Nam: Bị Mỹ giấu kín, từng suýt xóa sổ cả 1 thành phố
Năm 1963, lò phản ứng hạt nhân đầu tiên và cũng là duy nhất của Việt Nam cho đến nay đã đi vào vận hành. Lúc bấy giờ nó là lò hạt nhân đầu tiên của cả Đông Nam Á nhưng vẫn được giữ bí mật.
Có thể nhiều người sẽ bất ngờ khi biết tại Việt Nam cũng có lò phản ứng hạt nhân. Không những vậy, nó đã có từ rất lâu. Cụ thể, khoảng năm 1960 – 1961, chính phủ Mỹ đã chủ trương xây dựng một lò phản ứng nghiên cứu ở miền Nam Việt Nam. Lò này sẽ triển khai theo công nghệ TRIGA – MARK II từ thiết kế TRIGA của nhà vật lý lý thuyết Edward Teller và cộng sự.
Lò phản ứng hạt nhân này được đặt ở thành phố Đà Lạt, xây ở khu vực có diện tích 21 ha, trên đường Nguyên Tử Lực, phía Đông Bắc trung tâm thành phố. Cho đến nay, lò này dù không còn hoạt động vẫn còn tồn tại ở chỗ cũ.
Ngày 26/2/1963, sau hơn 2 năm xây dựng, lò phản ứng của Việt Nam bắt đầu đạt trạng thái tới hạn. Đến ngày 3/3/1963, lò chính thức đi vào vận hành với đội ngũ gồm 48 thành viên, trong đó có 15 nhà nghiên cứu, 9 nhân viên kỹ thuật.
Lúc bấy giờ, mục tiêu phía Mỹ đề ra cho lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt là: “Sản xuất đồng vị và dược chất phóng xạ để nghiên cứu trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, y tế… cũng như thực hiện các nghiên cứu cơ bản về vật lý lò phản ứng và an toàn bức xạ”.
Lò hạt nhân Đà Lạt là lò hạt nhân đầu tiên của Việt Nam nói riêng, Đông Nam Á nói chung. Ấy thế nhưng thời điểm đó mọi thông tin đều được bảo mật, đến mức không ai biết đến sự tồn tại của nó ngoài các chuyên gia hạt nhân đầu ngành của Mỹ.
Tại sao phía Mỹ phải cố che giấu lò hạt nhân này? Thời điểm đó, cuộc chiến tranh lạnh giữa hai khối Đông – Tây và cuộc cạnh tranh chiến lược Mỹ - Liên Xô đang rất gay gắt tại Đông Nam Á. Không chỉ Mỹ mà phía Liên Xô cũng có những bí mật công nghệ phải bảo vệ, giữ tuyệt mật.
Sau này, vì rơi vào thế bất lợi tại chiến trường Việt Nam, Mỹ đành phải dừng vận hành lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt vào năm 1968. Tuy nhiên, những thanh nhiên liệu cháy dở trong lõi lò phản ứng vẫn còn tồn tại. Nó vốn là những thanh nhiên liệu hợp kim hydride uranium-zirconium có độ giàu U-235 dưới 20%, được xem là thiết kế tiên tiến bậc nhất của Mỹ trong những năm 1960.
Năm 1975, trước sức mạnh của lực lượng Giải phóng, Mỹ vừa lo sợ chính quyền Sài Gòn mà mình dựng lên bị sụp đổ, vừa sợ bí quyết công nghệ sẽ lọt vào tay Liên Xô nếu Việt Nam thống nhất.
Không thể ngồi im, ngày 24/3/1975, ngoại trưởng Mỹ Henry Kissingger đã gửi điện tín mật đến đại sứ quá Mỹ tại Sài Gòn, yêu cầu lấy các thanh nhiên liệu ra khỏi lò phản ứng bằng mọi giá.
Bấy giờ, bối cảnh hỗn loạn nên đây trở thành nhiệm vụ rất khó khăn. Thậm chí, phía Mỹ đã nghĩ đến chuyện cho nổ tung lò phản ứng hạt nhân tại Đà Lạt để chôn giấu mọi chuyện. Thật may điều đó đã không xảy ra, nếu không ngày ngay Đà Lạt đã bị xóa sổ, Việt Nam đã phải hứng chịu thảm họa hạt nhân khủng khiếp.
Các chuyên gia Mỹ ngày ấy đã dùng các thiết bị chuyên dụng để liều lĩnh đưa hết các thanh nhiên liệu từ Việt Nam sang hạm đội Mỹ ở Philippines vào ngày 31/3. 2 tháng sau, chúng được đưa đến Mỹ.
Thời khắc quân Giải phóng của ta vào trong lò phản ứng hạt nhân này, lõi của nó đã trống rỗng. Thế nhưng, nhiều năm sau đó, Liên Xô đã vào cuộc, cùng chuyên gia phía Việt Nam tái vận hành lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt. Có thể nói, đây là lò hạt nhân độc nhất vô nhị thế giới khi có “vỏ Mỹ, ruột Nga”. Trước đây, nó là một trong những lò phản ứng nghiên cứu hoạt động hiệu quả nhất.
Mới đây, thông tin từ lễ Kỷ niệm 40 năm Khánh thành công trình khôi phục và mở rộng Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt (20/3/1984 – 20/3/2024) cho biết, 40 năm qua, Lò phản ứng đã vận hành gần 70.000 giờ tại công suất danh định 500 kW để phục vụ cho nghiên cứu khoa học, phân tích mẫu, sản xuất đồng vị phóng xạ cho y tế, công nghiệp và đào tạo nguồn nhân lực.