Việt Nam thuộc triều đại nào ở thời Hốt Tất Liệt? Đại Hãn Mông Cổ từng 'ôm hận' trước nước ta thế nào?
Dưới thời kỳ cai trị của Hốt Tất Liệt, Mông Cổ luôn âm mưu xâm lược Đại Việt. Lúc bấy giờ, đội quân hùng mạnh nhất thế giới này đã 2 lần đến thôn tính nước ta nhưng bất thành.
Hốt Tất Liệt (1215 – 1294) là Đại Hãn thứ năm của Đế quốc Mông Cổ, người sáng lập ra nhà Nguyên trong lịch sử Trung Quốc. Ông chính là con trai thứ 4 của Đà Lôi và là cháu nội của Thành Cát Tư Hãn. Ở thời kỳ cai trị của Hốt Tất Liệt, Mông Cổ phát triển cực thịnh. Sau này, ông là người dân tộc thiểu số đầu tiên làm hoàng đế Trung Hoa và cai trị nhà Nguyên đến tận khi mất.
Trong thời kỳ Hốt Tất Liệt nắm quyền, những chiến dịch thôn tính Nhật Bản, Đại Việt, Bagan và Java đã được phát động. Thời điểm này, Việt Nam đang là triều đại nhà Trần. Đại Việt ngày ấy hừng hực hào khí Đông A, không ngại bất cứ kẻ thù nào. Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên có lẽ là minh chứng rõ nhất.
Thời Hốt Tất Liệt, cuộc xâm lược lần thứ hai của quân Mông Nguyên nhắm vào Đại Việt đã diễn ra. Có hai cuộc dấy binh được triển khai. Lần đầu tiên, 60 vạn quân do con trai của Hốt Tất Liệt là Thoát Hoan chỉ huy lên đường tuyên bố san phẳng Đại Việt. Hàng chục viên tướng nổi tiếng khác của Mông Nguyên như A-Rích-Kha-A, Ô Mã Nhi, Lý Hằng, Lý Quan, Toa Đô... cũng tham chiến.
Năm 1282, Hốt Tất Liệt cử Toa Đô đưa 10 vạn quân tấn công Chiêm Thành, Thoát Hoan mang quân đánh Đại Việt, tạo nên thế gọng kìm, ép quân ta phải đầu hàng. Bấy giờ nhà Trần vẫn chủ trương hòa hảo, bề ngoài tích cực duy trì ngoại giao nhưng bên trong đã âm thầm chuẩn bị đối phó. Đại Việt tuyên bố không cho quân Nguyên mượn đường đánh Chiêm Thành, ngược lại còn ủng hộ Chiêm Thành phản công chống Nguyên.
10/1282, vua Trần tổ chức hội nghị Bình Than bàn kế chống giặc. Lúc này đây, Trần Quốc Tuấn đã được cử làm Quốc công tiết chế thống lĩnh toàn quân. 2 năm sau, quân ta hội quân ở bến Đông Bộ Đầu với 20 vạn quân để duyệt binh. Các tướng như Trần Bình Trọng, Trần Khánh Dư, Trần Quang Khải mang quân trấn giữ những vùng trọng điểm. Một hội nghị khác được tổ chức, đó là hội nghị Diên Hồng lịch sử. Quân dân nhà Trần khi đó đã đồng thanh quyết chí đánh giặc.
Cuối năm 1284, Thoát Hoan đưa quân tiến vào Đại Việt, chia làm 2 mũi đánh vào Tuyên Quang và Lạng Sơn. Chúng dễ dàng chiếm được Thăng Long. Cùng thời gian đó, đội quân do Toa Đô chỉ huy cũng di chuyển về phía Bắc, đến được Nghệ An sau khi tấn công Chiêm Thành. Cuối cùng, vua Trần và Trần Hưng Đạo quyết định thay đổi chiến thuật từ phòng ngự sang phản công. Quân Mông Cổ một lần nữa thất bại trước Đại Việt.
Những trận chiến oanh liệt chấn động một thời vẫn còn đó: Tháng 4 âm lịch, Trần Nhật Duật thắng trận Hàm Tử, tháng 5 âm lịch Trần Quang Khải thắng Toa Đô trong trận Chương Dương. Sau cùng, các vua Trần chiến thắng trong trận chiến lớn ở Tây Kết. Cũng chính nơi đây, Toa Đô bị giết chết, Ô Mã Nhi phải trốn qua cửa sông Thanh Hóa. Riêng Thoát Hoan và Lý Hằng thì bị Trần Hưng Đạo đánh cho tan tác ở Vạn Kiếp, phải bỏ chạy về Tư Minh. Lý Hằng tử trận vì trúng tên, còn Thoát Hoan năm đó phải chui vào ống đồng mới thoát được về nước. Như vậy, trong lần đầu tiên cố gắng xâm chiếm Đại Việt, Hốt Tất Liệt đã thất bại nặng nề.
Lần thứ hai xâm chiếm Đại Việt của Hốt Tất Liệt là vào năm 1287. Khi này chúng đã chuẩn bị kỹ càng hơn, mang nhiều thủy quân, lương thực đi theo. Thoát Hoan một lần nữa trở lại Đại Việt, cùng Ô Mã Nhi âm mưu thôn tính nước ta. Tuy nhiên, Trần Khánh Dư đã đánh tan thuyền chở lương thực của chúng, khiến quân Mông Cổ ở Thăng Long thiếu thực phẩm trầm trọng. Không có đồ ăn, Thoát Hoan buộc phải rời Thăng Long về Vạn Kiếp. Lúc này đây, quân nhà Trần tấn công bất ngờ.
Đến năm 1288, thủy quân của Ô Mã Nhi rơi vào bẫy của nhà Trần trên sông Bạch Đăng, bỏ mạng rất nhiều. Các tướng như Ô Mã Nhi, Sầm Đoàn, Phàn Tiếp đều bị bắt sống. Cùng lúc, quân của Thoát Hoan trên đường chạy thoát qua Lạng Sơn cũng bị chặn đánh.
Lần thứ hai này chính thức đặt dấu chấm hết cho tham vọng của Hốt Tất Liệt, khiến mơ ước mở rộng lãnh thổ về phía Nam của hắn bị chặt đứt.