Các tỉnh thành có tên gọi đặc biệt nhất Việt Nam: Số 1 không theo luật chính tả, số 3 có tên dài nhất nước
Ở Việt Nam có nhiều tỉnh thành mang tên gọi rất đặc biệt. Đó đều là những tỉnh thành quen thuộc với chúng ta, được nhắc đến khá nhiều.
Không theo quy tắc chính tả
Tính đến năm 2022, Việt Nam có 63 đơn vị hành chính cấp tỉnh. Trong đó, có có 4 địa phương trở nên đặc biệt hơn cả khi không đặt tên theo quy tắc chính tả, bao gồm: Bắc Kạn, Kon Tum. Đắk Lắk, Đắk Nông.
Nếu bạn chưa biết thì luật chính tả c/k/q nêu rõ:
+ q luôn bao giờ cũng đi với âm đệm u để thành qu.
+ c luôn đứng trước các nguyên âm: a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư.
+ k luôn đứng trước các nguyên âm: i, e, ê.
Tại sao lại dùng chữ “K” thay cho chữ “C” dù nó sai chính tả? Cách dùng này được cho là bắt nguồn từ lối viết chữ quốc ngữ của người Việt đầu thế kỷ 20. Khi đó chữ “K” thường dùng thay cho chữ “C”. Ngày nay, cách viết Bắc Kạn, Kon Tum. Đắk Lắk, Đắk Nông đã rất phổ biến và được thống nhất dùng trên cả nước.
Từ xuất hiện nhiều nhất trong tên các tỉnh thành ở Việt Nam
Trong số 63 tỉnh thành của nước ta, có đến 8 nơi có chữ “Bình” trong tên gọi, bao gồm: Bình Dương, Bình Định, Bình Phước, Bình Thuận, Hòa Bình, Ninh Bình, Quảng Bình, Thái Bình.
Đứng ở vị trí thứ hai là từ “Giang” với 6 tỉnh là: An Giang, Bắc Giang, Hà Giang, Hậu Giang, Kiên Giang, Tiền Giang.
“Quảng” với 5 tỉnh thành: Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Quảng Ninh.
Tỉnh thành có tên gọi dài nhất Việt Nam
Thừa Thiên Huế là tỉnh duy nhất ở Việt Nam có tên gọi 3 từ. Trong khi đó, Bà Rịa Vũng Tàu là tỉnh duy nhất có tên gọi 4 từ. Tuy nhiên, nếu xét theo số ký tự, đây không phải tỉnh thành có tên gọi dài nhất nước ta. Địa phương có tên gọi dài nhất phải là thành phố Hồ Chí Minh. Bởi hai chữ “thành phố” không bao giờ bị tách rời với tên của Bác Hồ và luôn được đọc liền với nhau.