Tỷ phú Phạm Nhật Vượng hé lộ câu chuyện từng phá sản và lý do quyết định về nước xây dựng đế chế
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng là gương mặt đình đám bậc nhất giới doanh nhân Việt Nam hiện tại. Dư luận biết đến ông không chỉ bởi những dự án khủng, tài sản lớn mà còn nhờ những hoạt động vì cộng đồng đầy ý nghĩa. Là một trong những người giàu nhất nước, những câu chuyện gắn với vị tỷ phú này thường đi kèm hai chữ “thành công”. Thế nhưng, trên thực tế ông cũng từng trải qua thất bại, gom góp chúng thành kinh nghiệm, bản lĩnh để được như hiện tại.
Những năm 1987, tỷ phú Phạm Nhật Vượng khi đó vẫn là một chàng trai trẻ lên đường đến Liên Xô du học nhờ thành tích xuất sắc về môn toán. Ông theo học tại Học viện địa chất Moscow, chuyên ngành kinh tế và địa chất. Ông Vượng khởi nghiệp từ năm thứ 3 đại học bằng cách buôn bán nhỏ.
“Ở Matxcơva, tại Dom 5, mình cũng đi thuê một cái phòng để bán hàng nhưng buôn bán kém, cứ càng buôn càng lỗ. Sau đó mới mở cái nhà hàng tại Dom ấy luôn. Đến đoạn sau thì nhập hàng từ Việt Nam sang. Hồi ấy buôn áo gió là đỉnh điểm, ban đầu kiếm được nhiều tiền lắm.
Nhưng cuối cùng cũng lại mất sạch. Phá sản luôn, vì khi thị trường đi xuống mình phản ứng không đúng và không kịp. Sinh viên đã có kinh nghiệm gì đâu nên mới bị phá sản. Khi rời Matxcơva đi xuống Kharkov vẫn còn nợ 40.000 USD”, tỷ phú Phạm Nhật Vượng kể lại về lần thất bại đầu tiên trên báo Tuổi Trẻ.
Sau đó, năm 1993 ông Vượng kết hôn rồi đến Kharkov để kinh doanh lại, mở một cửa hàng đặt tên Việt Nam Thăng Long. Ngày đó cửa hàng làm ăn rất tốt, giá cả phải chăng, đồ ăn chất lượng nên rất được ưa chuộng. Đến khi khủng hoảng kinh tế tài chính xuất hiện, người dân buộc phải mua đồ bằng tem phiếu, tỷ phú Phạm Nhật Vượng bằng đầu óc nhanh nhạy đã nghĩ ra cách kinh doanh mới. Ông về Việt Nam mua một dây chuyền mỳ ăn liền hai vắt thô sơ, quay tay đưa đến Ukraine. Miniva ra đời từ đó, được dân bản địa rất ưa chuộng. Ngày 8/8/1993 Technocom ra đời, sau này Vigroup cũng thành lập vào ngày 8/8.
Theo lời ông Vượng, khi đó mình đã đi vay bạn bè 10 nghìn USD với lãi suất 8%/tháng, vay ngân hàng với lãi suất 12%/tháng để mở rộng mô hình sản xuất, cho ra mắt các sản phẩm khác như bột khoai tây, soup, rau thơm khô… Trong 1 năm, doanh thu của Mivina đạt 1 triệu gói. Năm 2004, 97% người tiêu dùng Ukraine sử dụng loại mình, đây là con số cao kỷ lục.
Sau này, Mivina được đưa đến nhiều quốc gia khác như Latvia, Ba Lan, Đức, Estonia, Litva… Ngày ấy tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng chỉ nghĩ đơn giản rằng sẽ kiếm đủ 2 triệu USD rồi nghỉ hưu. Nào ngờ việc kinh doanh cứ thế đi lên, đúng là thời tới cản không nổi.
Từ năm 2000, ông Vượng nghĩ đến việc xây dựng đế chế mới ở Việt Nam. Đầu tiên là Vinpearl và Vingroup được cho ra mắt lần lượt vào năm 2000 và 2002. Những Vinpearl Land Nha Trang, Vincom Bà Triệu và các công trình đình đám nối tiếp nhau ra đời, tạo nên tên tuổi cho ông Vượng. Khi đó ông vẫn thường xuyên bay qua lại giữa Việt Nam và Ukraine để lo kinh doanh ở cả hai nước.
Thế nhưng, đến năm 2008 tỷ phú Phạm Nhật Vượng quyết định bán Technocom để tập trung toàn lực cho công việc kinh doanh ở Việt Nam. Chia sẻ về điều này, ông tâm sự: “Khoảng 2008 có vụ máy bay Airbus của Air France bị rơi xuống biển không tìm được. Tôi nghĩ, mình cũng bay suốt như vậy, nhỡ máy bay rơi không tìm được thì có phải khổ vợ con không? Lúc ấy trong nước cũng nhiều việc. Tôi muốn làm hẳn mọi việc đến đầu đến đũa”.
Cận cảnh biệt thự hang đá ông Đặng Lê Nguyễn Vũ ở sau khi ly hôn bà Thảo khiến CĐM choáng ngợp
(Techz.vn) – Những bức ảnh cận cảnh nơi ở của ông Đặng Lê Nguyên Vũ đang gây chú ý với cộng đồng mạng. Nhiều người bất ngờ vì độ “chịu chơi”, hoành tráng của biệt thự hang đá này.