Tình hình hạn mặn ở khu vực ĐBSCL đang rất gay gắt và khốc liệt, ảnh hưởng nhiều đến đời sống và canh tác của người dân. Cuối tháng 1/2020, phía Trung Quốc cho biết, họ sẽ tăng lưu lượng xả đập Lan Thương lên 1.000m3/s để giải cứu cho hạ lưu sông Mê Kông. Tuy nhiên, có vẻ như vùng ĐBSCL không được hưởng lợi gì nhiều.
Nói về vấn đề trên, TS Hoàng Văn Thắng – Nguyên Thứ trưởng Bộ NNPTNT – Chủ tịch Hội Đập lớn và Phát triển nguồn nước Việt Nam cho rằng: "Muốn nước từ đập Lan Thương về được ĐBSCL thì lưu lượng xả phải cực lớn, nước mới lan tỏa. Con số 1.000m3/s không đủ để tác động lên ĐBSCL. Việc Trung Quốc xả đập có thể do Lào, Thái Lan ở vùng hạ du yêu cầu, còn Việt Nam không được hưởng lợi nhiều".
Nhiều ý kiến cho rằng, các đập thủy điện được xây ở thượng nguồn sông Mê Kông là một trong những nguyên nhân khiến vùng hạ du như ĐBSCL bị hạn mặn. TS Hoàng Văn Thắng chia sẻ quan điểm về vấn đề này như sau:
Lưu vực sông Mê Kông, đoạn thuộc Trung Quốc quản lý có rất nhiều hồ đập dung tích cực lớn. Tính toán cho thấy, tổng dung tích các hồ đập do Trung Quốc xây dựng lên đến 22 tỷ mét khối nước, là dung tích rất hữu ích.
Các hồ có nhiệm vũ trữ nước vào mùa lũ và xả và mùa khô. Nhìn chung, khi các công trình trên vận hành thì lưu lượng nước mùa khô có tăng lên. Hồ thủy điện hoạt động giúp lũ giảm, tăng nước vào mùa khô. Tuy nhiên, điều đó lại làm thay đổi quy luật dòng chảy nên vào cuối mùa mưa, đầu mùa khô các hồ đó tích nước, còn vùng hạ du ĐBSCL lại bị hạn sâu. Vào tháng 3, 4 xả tăng hơn bình thường, còn khi cá biệt thì xả theo quy luật vận hành của họ.
Nhìn khách quan thì lượng mưa ở sông Mê Kông thời gian qua cực thấp, nước tích vào hồ Biển Hồ giảm. Biển Hồ là nơi điều tiết cho mùa khô vùng ĐBSCL nhưng lại ít lũ từ năm ngoái. Vì thế nên năm nay, hạn mặn ở ĐBSCL do tác động tự nhiên là chính. Thủy điện có tác động hay không thì phải nghiên cứu, tuy nhiên, theo TS Hoàng Văn Thắng thì tác động không phải quá lớn.
Ông cũng nói thêm, việc xây quá nhiều hồ đập thủy điện trên thượng nguồn khiến phù sa về hạ du sụt giảm. Đồng thời, nước trong hồ gần như không chảy, dòng chảy cực ít nên phù sa lắng xuống đáy hồ, không về được hạ lưu, khiến sạt lở bờ sông, bờ biển ở hạ du, trong đó ĐBSCL ảnh hưởng nghiêm trọng. Về lâu về dài còn khiến mực nước sông giảm, sông Hồng cũng đã gặp hiện tượng trên. Điều này gay thiệt hại lớn, bởi lẽ lượng nước có thể lớn nhưng đáy sông tụt xuống khiến mực nước giảm, nước không đi sâu vào kênh rạch. TS Hoàng Văn Thắng cho rằng đây là lý do xảy ra hạn mặn.
Để có thể sử dụng hiệu quả và công bằng nguồn nước sông Mê Kông, giúp các nước đều hưởng lợi thì có lẽ các quốc gia cần phải chia sẻ thông tin thường xuyên hơn. Ví dụ, lượng nước trong hồ thủy điện hiện tại bao nhiêu, lượng mưa trên từng lưu vực sông là bao nhiêu? Các quốc gia từ đó đưa ra kế hoạch sử dụng hiệu quả, phải căn cứ vào việc dùng nước ở hạ lưu để vận hành các hồ thủy điện cho phù hợp.
Với ĐBSCL lúc này, hạn mặn dự đoán sẽ còn rất khốc liệt. Vì thế, chúng ta cần tăng cường hợp tác quốc tế, tìm kiếm hỗ trợ, các tỉnh ở ĐBSCL cần giảm khai thác cát trái phép để tránh sạt lở bờ sông, bờ biển. Người dân cũng cần chuyển đổi kế sinh nhau phù hợp. Chính phủ phải tăng cường công tác dự báo sớm để sản xuất tránh được thời điểm hạn mặn. Năm nay, công tác dự báo đã làm tốt nên không thiệt hại quá nhiều với lúa dù hạn mặn rất khủng khiếp. Một yếu tố quan trọng nữa là phải có công trình phù hợp để giảm thiên tai, thiệt hại cho sản xuất, sinh hoạt của người dân.
Nữ Việt kiều Ba Lan làm loạn ở sân bay đối diện án phạt nặng?
(Techz.vn) – Nữ hành khách to tiếng đòi được đưa đi cách ly sớm hoặc tự cách ly gây xôn xao mạng xã hội những ngày qua liệu có thể bị xử lý như thế nào?