Nói đến Bắc Kinh là nói đến Tử Cấm Thành, nói đến lịch sử phong kiến Trung Quốc người ta cũng liên tưởng ngay đến Tử Cấm Thành. Suốt hơn 500 năm, nơi này là lãnh địa độc quyền của các vị hoàng đế hai triều Minh và Thanh. 24 vị vua đã cai trị cả một đất nước rộng lớn mà không rời hoàng cung nửa bước trừ khi có việc đột xuất. Giờ đây, Tử Cấm Thành trở thành một bảo tàng, mở cửa đón khách tham quan. Nơi đây còn ẩn chứa biết bao điều kỳ bí mà nhân loại tò mò.
1/ Tử Cấm Thành rộng 720 nghìn m2 với 800 cung, 9.999 phòng. Cái tên Tử Cấm Thành là để chỉ nơi thiêng liêng, dân thường không được lui tới. Chữ “tử” có nghĩa là màu tím, lấy ý theo thần thoại Tử Vi Viên. Vua được xem là con trời nên nơi ở của vua cũng được gọi là “tử”. Cùng với đó, “cấm thành” là nơi cấm dân thường ra vào.
2/ Là công trình biểu tượng cho Trung Quốc nhưng Tử Cấm Thành lại do mọt người Việt Nam thiết kế. Ông là Nguyễn An, sinh năm 1381. Sau khi nhà Minh đánh bại nhà Hồ, xâm chiếm Đại Việt. Nguyễn An và nhiều thanh niên bị bắt sang Trung Quốc làm thái giám. Lúc này, Minh Thành Tổ thấy Nguyễn An giỏi tính toán, có tài về kiến trúc xây dựng nên giữ lại. Sau này, ông trở thành tổng công trình sư của Tử Cấm Thành.
3/ Bên trong Tử Cấm Thành chỉ có vua, phi tần, con cháu hoàng gia sinh sống. Cùng với đó là cung nữ, thái giám, vương công đại thần được phép ra vào. Có 6 loại người được ra vào Tử Cấm Thành, trong đó 3 loại đàn ông là đưa than, đưa hoa quả và quân nhân vào dọn tuyết. 3 loại phụ nữ là vú nuôi cho các hoàng tử, công chúa, nữ lang y và bà đỡ. Tuy nhiên, họ cũng chỉ được ở trong một thời gian nhất định và không được đi lại tùy tiện.
4/ Mái nhà của các cung điện được lợp ngói lưu ly vàng, tượng trưng cho triều đình Trung Quốc. Màu vàng cũng là hành thổ, gốc của vạn vật, vì thế nên màu này được xem là tôn quý nhất. Ngoài ra, tường cung điện sơn màu đỏ tươi, tượng trưng cho sự trang nghiêm, hạnh phúc, may mắn. Trừ hoàng cung ra, chỉ có phủ thân vương mới hoặc miếu thờ quan trọng mới được sơn màu đỏ. Bên cạnh đó, móng của Tử Cấm Thành được lát các phiến đá dày 3m, tránh có kẻ xâm nhập từ phía dưới.
Đường từ cổng vào đến chính điện làm bằng đá cẩm thạch trắng, rắn, nặng khoảng 200 tấn. Phải 20 nghìn người đàn ông trong 28 ngày mới đặt được chúng đúng chỗ.
5/ Tử Cấm Thành có 9.999 phòng. Mỗi phòng đều được trang trí bằng tượng, phòng càng quan trọng thì càng nhiều tượng. Điều đặc biệt, trong số 9.999 phòng đó không hề có một nhà vệ sinh nào. Lý do đưa ra là bởi ngày xưa thường sử dụng chậu và thùng vệ sinh. Các dụng cụ đó có nắp đậy, bên trong rải tro, rơm rạ hoặc cỏ. Sau này, chính quyền Trung Quốc đã cho xây thêm nhà vệ sinh công cộng để phục vụ khách tham quan.
6/ Lãnh cung là nơi giam cầm những phi tần thất sủng. Tuy nhiên, cụ thể nó là nơi nào thì vẫn chưa được giải đáp. Một số ý kiến cho rằng, lãnh cung thực chất không cố định, khi các phi tần bị cấm túc thì nơi họ ở sẽ thành lãnh cung.
7/ Trong Cố Cung có đến gần 80 miệng giếng lớn nhỏ khác nhau. Nhờ có thế nên nơi này chẳng bao giờ thiếu nước. Tuy nhiên, nước cung cấp cho sinh hoạt đến từ chỗ khác chứ không phải những giếng nước này. Nguyên nhân được cho là vì giếng nước trong cung không an toàn chút nào. Để tranh sủng, đấu đá lẫn nhau, nhiều phi tần lén bỏ thuốc xuống đó để khiến kẻ thù đau bụng, tiêu chảy. Thậm chí, có kẻ còn bỏ thuốc để tình địch không mang thai được hoặc tử vong.
Ngoài ra, giếng nước còn là nơi các cung nữ, thái giám, phi tần tự tử. Nó cũng là địa điểm “lý tưởng” để giết người diệt khẩu, phi tang. Từ Hy thái hậu từng đẩy Trân Phi xuống giếng để thanh trừng người con dâu khiến bà chướng tai gai mắt.
8/ Trong điện Thái Hòa có tin đồn về một bóng ma điên nhảy múa. 8/7/1905, năm thứ 31 Quang Tự (vị vua gần cuối cùng của nhà Thanh), một đội tuần tra phát hiện tiếng động trong phủ Thái Hòa. Sau khi kiểm tra, họ thấy một người đang nhảy múa phía trong. Quan binh bắt giữ và khám xét thì thu được khá nhiều đồ dùng. Người này khai mình là Giả Vạn Hải, 29 tuổi, quê ở Đại Hưng ngoại thành Bắc Kinh. Đáng nói, anh ta có dấu hiệu thần kinh không bình thường. Sau 1 tháng tra hỏi vẫn không thu được gì, cuối cùng Giả Vạn Hải bị treo cổ đến chết.
Hoàng đế chung tình nhất lịch sử Trung Hoa, cả đời chỉ có 1 người vợ
(Techz.vn) – Không như những người đàn ông phong kiến khác, có năm thê bảy thiếp, vị vua này lại chọn chung thủy với một người vợ duy nhất.