Thể thao

Bí ẩn “ngôn ngữ thứ 3” các trọng tài và cầu thủ sử dụng trên sân cỏ

Không ít lần, trong các trận đấu, cầu thủ có khiếu nại với các trọng tài. Họ tiến đến và trao đổi với nhau. Thậm chí, nhiều người còn nổi nóng, lời qua tiếng lại với vị vua áo đen. Thực tế, ở những trận quốc tế, hai đội nói hai thứ tiếng khác nhau, lại thêm tổ trọng tài đến từ nước khác, vậy họ giao tiếp như thế nào? Vì sao trọng tài không chung ngôn ngữ vẫn có thể điều hành trận đấu?

trong-tai-4

Với bóng đá, luật chơi được xây dựng sao cho trọng tài có thể thực hiện công việc mà không cần nói, chỉ bằng ra hiệu. Cầu thủ và trọng tài thường dùng tay, biểu cảm khuôn mặt, ngôn ngữ cơ thể. Ngoài ra, còn có các tín hiệu tay được quy ước để biểu thị các ký hiệu trong trận đấu như phạt góc, đá phạt hay thay người. Thẻ đỏ, thẻ vàng ra đời như một phương tiện giúp trọng tài điều khiển trận đấu, phá vỡ mọi rào cản về ngôn ngữ.

Dẫu vậy, trong hơn 90 phút, sẽ không đủ thời gian để trọng tài và cầu thủ hiểu nhau. Vì thế FIFA có quy định về 4 ngôn ngữ chính thức cho bóng đá là Anh, Đức, Pháp, Tây  Ban Nha. Nhưng vấn đề là trọng tài và cầu thủ khó có thể nói được cả 4 thứ tiếng. Tiếng Anh được xem là sát nhất với một ngôn ngữ quốc tế, được sử dụng nhiều nhất trong mỗi trận đấu. Các trọng tài làm việc cho FIFA, UEFA, LĐBĐ châu Âu có thể nói những ngôn ngữ khác nhau, nhưng tiếng Anh vẫn là bắt buộc.

trong-tai-q1

Trước khi World Cup 2014 diễn ra, FIFA từng tổ chức những hội nghị để bàn luận về vấn đề ngôn ngữ này. Ngoài nhu cầu tập thể dục nghiêm ngặt để đảm bảo thể lực, trọng tài cần phải biết tiếng Anh. Một tình huống bất ngờ xảy ra trong trận Brazil gặp Croatia ở khai mạc World Cup 2014, trọng tài bắt chính là ông Yuichi Nishimura. Hậu vệ của Croatia sau đó khiếu nại vị vua áo đen không nói tiếng Anh mà dùng tiếng Nhật. LĐBĐ Nhật Bản sau đó bác bỏ và nhấn mạnh rằng trận đấu được tiến hành bằng tiếng Anh, tất cả các trọng tài tham dự đều sử dụng ngôn ngữ này.

trong-tai-3

Ở Thế vận hội (Olympic), tiếng Pháp từng được các quan chức sử dụng. Song dần dần, nó cũng thất thế trước tiếng Anh. Chúng ta có thể thấy rõ cách các cầu thủ Việt Nam cố gắng trau dồi thứ tiếng phổ biến nhất thế giới ra sao. Những Xuân Trường, Công Phượng từng phản ánh, trao đổi với trọng tài chính bằng thứ ngôn ngữ này. Trong bóng đá hiện đại, cầu thủ không chỉ cần thể lực, kỹ thuật mà còn phải biết ngoại ngữ để giao tiếp trên sân. Một trong những yếu tố khiến các cầu thủ Việt Nam xuất ngoại không được như ý muốn là bởi trình độ tiếng Anh kém, không thể trao đổi, hòa nhập ở xứ người.

 

Những điều kỳ lạ trong bóng đá: Park Ji Sung sung mãn vì ăn thịt chó, Kaka được Chúa cứu sống?

(Techz.vn) – Lịch sử bóng đá có rất nhiều điều bí ẩn chưa tìm được lời giải. Dưới đây là 10 điều nhân loại vẫn còn thắc mắc, điều cối cùng khiến tất cả rợn tóc gáy.