Khám phá mới

Việt Nam thuộc triều đại nào ở thời Thủy Hử? Tên gọi nước ta khi đó và trận đánh khiến Trung Quốc kinh hồn bạt vía

Việt Nam thuộc triều đại nào ở thời Thủy Hử? Tên gọi nước ta khi đó và trận đánh khiến Trung Quốc kinh hồn bạt vía

Theo ghi chép của sử sách, Việt Nam và Trung Quốc thời kỳ thường cử sứ qua lại trong nhiều năm. Dù vậy, có không ít cuộc xung đột giữa hai bên đã xảy ra trong thế kỷ 12.

Thủy Hử là một trong tứ đại danh tác của Trung Quốc. “Đứa con tinh thần” của Thi Nại Am có cốt truyện chính là sự hình thành và những thành tích của một nhóm người vì chống triều đình mà trở thành giặc cướp, gọi là 108 anh hùng Lương Sơn Bạc. Trong tác phẩm này có nhiều nhân vật được lấy cảm hứng từ người thật, nổi bật là Tống Giang. Tống Giang không rõ năm sinh, mất năm 1122, sống ở thời nhà Tống vào thế kỷ 12. Ông là một trong 108 vị anh hùng Lương Sơn Bạc, có tên hiệu là Hồ Bảo Nghĩa, còn được gọi là Tống Công Minh, Tống Áp Ty, Cập Thời Vũ…

tong-giang-3
Nhân vật Tống Giang trong phim Thủy Hử. Ảnh: Internet

Như vậy, Thủy Hử nói về quãng thời gian nhà Tống cai trị Trung Hoa. Ở thời kỳ đó, nước ta đang thuộc triều đại nhà Lý. Triều đại này bắt đầu khi Lý Công Uẩn lên ngôi (10/1009), trải qua 9 đời vua và chấm dứt khi Lý Chiêu Hoàng thoái vị nhường ngôi cho Trần Cảnh (1225).

Trong 216 năm cầm quyền, nhà Lý trở thành triều đại đầu tiên giữ vững được chính quyền trong một thời gian lâu như vậy. Nên nhớ trong thời kỳ trước đó, các vương triều lần lượt tồn tại chỉ trong vài chục năm.

nha-ly-2
Đền Đô, nơi thờ 9 vua nhà lý ở Bắc Ninh. Ảnh: Dân Việt

Nói đến nhà Lý, không thể không kể đến sự kiện Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về Đại La (Hà Nội). Đây là quyết định trọng đại, đánh dấu sự phát triển vượt trội của dân tộc ta nói chung, vương triều nhà Lý nói riêng. Thăng Long cũng là kinh đô của nước ta trong suốt 8 thế kỷ sau đó, được nhà Trần, nhà Mạc, nhà Hậu Lê tin tưởng lựa chọn.

Lý Thái Tổ sau khi lên ngôi đã cho sứ sang giao hảo với nhà Tống. Lúc này triều đình nhà Tống có ý muốn từ chối, không muốn quan hệ với nhà Lý. Bề ngoài họ vẫn nhận sứ, nhưng không lâu sau lại cho quân lấn chiếm, cướp đất, cướp của của dân ta.

nha-ly-1
Tượng Lý Thái Tổ. Ảnh: Internet

Năm 1014, một cuộc xung đột lớn xảy ra ở biên giới 2 nước. Trận đó nhà Lý đánh tan nhà Tống, khiến hơn 1 vạn quân giặc tử trận. Quân ta còn bắt sống nhiều tù binh, ngựa chiến. Vua Lý lấy 100 con ngựa trong số đó gửi sang biếu vua Tống, vừa để giao hảo, vừa là lời cảnh báo cho đối phương về vụ xâm lấn.

Chẳng được bao lâu, năm 1028, nhà Tống lại cho quân cướp phá ở châu Lạng (một phần Bắc Giang, Lạng Sơn ngày nay). Thân Thừa Quý – một thủ lĩnh người Tày đã đem quân đi đánh đuổi giặc, sang đến tận đất Tống, giết luôn tướng của chúng và bắt nhiều binh sĩ.

Liên tiếp sau đó là nhiều lần nhà Tống quấy nhiễu khu vực biên giới phía Bắc nước ta. Quan hệ hai bên khi ấy rất căng thẳng. Đỉnh điểm là cuối năm 1073, biết trước âm mưu xâm lược của nhà Tống, vua tôi nhà Lý đã quyết định đánh phủ đầu. Lý Thường Kiệt đích thân xuất trận, đánh sang Quảng Tây và Quảng Đông, đánh tan 10 căn cứ quân sự của Tống, đập tan ý đồ của chúng.

nha-ly-4
Tượng Lý Thường Kiệt. Ảnh: Internet

Trên đường rút quân về nước, Lý Thường Kiệt còn cho đắp đê kéo dài từ bến đò sông Như Nguyệt đến chân núi Nham Biền. Chiến lũy này sau đó chứng kiến chiến thắng vẻ vang của quân ta vào mùa xuân 1077, cũng là sự kiện ra đời bài thơ “Nam quốc sơn hà” nổi tiếng.

nha-ly-3
Tranh minh họa trận đánh trên sông Như Nguyệt. Ảnh: Internet

Sau trận Như Nguyệt, nhà Tống phải công nhận Đại Việt là một quốc gia độc lập. Suốt 1 thế kỷ ôm âm mưu xâm chiếm Đại Việt của quân Tống chính thức thất bại thảm hại, từ đó không còn dám gây chiến. Quan hệ Việt – Tống từ ấy cũng bắt đầu bình thường trở lại, thường cử sứ qua lại hai bên. Nhà Tống trị vì thêm gần 200 năm nữa trước khi bị thay thế (1077 – 1257), còn kinh thành Thăng Long của nước ta thì được giữ an toàn suốt gần 250 năm (1010 – 1257) kể từ khi định đô.