Khám phá mới

Việt Nam thuộc triều đại nào ở thời kỳ Tam Quốc? Tên gọi của nước ta giai đoạn đó là gì?

Việt Nam thuộc triều đại nào ở thời kỳ Tam Quốc? Tên gọi của nước ta giai đoạn đó là gì?

Trải qua hàng nghìn năm, lịch sử Việt Nam từng có rất nhiều biến động. Có bao giờ bạn thắc mắc, nước ta thuộc triều đại nào dưới thời Tam Quốc?

Đầu tiên, để trả lời câu hỏi Việt Nam thuộc triều đại nào vào thời Tam Quốc, cần biết rõ về thời kỳ này. Tam Quốc là thời kỳ rối ren nhất trong lịch sử Trung Quốc. Lúc bấy giờ chiến tranh xảy ra liên miên. Các sử gia cho rằng Tam Quốc bắt đầu từ khi nhà Ngụy được thành lập vào năm 220 đến khi nhà Đông Ngô sụp đổ vào năm 280.

tam-quoc-4
Bộ phim Tam Quốc Diễn Nghĩa chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên rất được ưa chuộng tại Việt Nam. Ảnh: Internet

Trong giai đoạn Tam Quốc, có nhiều anh hùng hào kiệt nổi tiếng xuất hiện, có thể kể đến như: Tào Tháo, Lưu Bị, Lữ Bố, Đổng Trác, Khổng Minh,… 3 triều đại ở Trung Quốc lúc đó là Ngụy, Thục, Ngô tạo nên tình thế lịch sử lũng đoạn. Mãi đến khi nhà Tây Tấn lên ngôi, thời kỳ hỗn loạn mới chấm dứt. Nói cách khác, Tam Quốc được hiểu một cách đơn giản là thời kỳ đấu đá giữa 3 nước: Tào Ngụy, Thục Hán, Đông Ngô.

Nằm ngay cạnh Trung Quốc, Việt Nam thời kỳ đó có hình thù ra sao, thuộc triều đại nào? Đây là câu hỏi nhiều người thắc mắc bấy lâu. Dựa trên mốc thời gian, thời điểm đó nước ta đang nằm trong giai đoạn Bắc thuộc lần thứ 2 (từ năm 43 đến năm 543).

tam-quoc-2
Tranh minh họa tích Tào Tháo và Lưu Bị uống rượu luận anh hùng. Ảnh: Internet

Thời đó, Việt Nam chịu ách đô hộ từ phương Bắc, là nơi diễn ra rất nhiều cuộc chiến tranh giành thuộc địa. Miền Bắc nước ta khi ấy được xem là một phần lãnh thổ của Trung Quốc (nằm ở địa phận tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây). Tên gọi của miền Bắc Việt Nam ngày đó là Giao Chỉ.

Năm 40, hai nữ tướng Trưng Trắc và Trưng Nhị dấy binh khởi nghĩa giành chính quyền. Đáng tiếc là chỉ 3 năm sau quân Đông Hán đã lấy lại được thế chủ động, tiếp tục cai trị Giao Chỉ. Đến cuối thế kỷ thứ 2 (thời tiền Tam Quốc), Đông Hán suy yếu, chiến tranh xảy ra khắp nơi. Bấy giờ nhiều vùng lãnh thổ xuất hiện binh biến, quyền lực nhà Đông Hán cũng suy giảm đáng kể. Ở Giao Chỉ, thái thú Sĩ Nhiếp trở thành người có thế lực mạnh nhất.

tam-quoc-5
Giao Châu thuộc Đông Ngô sau trận Xích Bích. Ảnh: Internet

Bằng sức ảnh hưởng của mình, Sĩ Nhiếp đã hợp nhất Đông Ngô vào Giao Châu. Lúc này, miền Bắc Việt Nam tức Giao Chỉ trở thành một quận của Giao Châu. Đến năm 265, nhà Tấn cướp ngôi nhà Ngụy, Giao Châu bị chia cắt và nước ta cũng trở thành các phần thuộc địa khác nhau dưới sự đô hộ của các nước phong kiến Trung Quốc.

Mãi đến 679, Giao Châu được chia thành các châu nhỏ, riêng vùng miền Bắc Việt Nam được gọi là An Nam, sau đổi tên thành Tĩnh Hải.

tam-quoc-6
Nước Tấn chiếm Giao Châu sau khi tiêu diệt Thục Hán. Ảnh: Internet

Chịu ách đô hộ của phương Bắc suốt 1000 năm, nhưng Việt Nam vẫn luôn giữ được bản sắc dân tộc. Dẫu vậy, không thể phủ nhận việc nhiều nét văn hóa nước bạn có ảnh hưởng đến nước ta. Trong đó, hệ thống từ Hán Việt, những tác phẩm văn học kinh điển của Trung Quốc là rõ nét nhất.

tam-quoc-3
Một tranh minh họa tích kết nghĩa vườn đào. Ảnh: Internet

Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung, cuốn tiểu thuyết viết lại về thời kỳ Tam Quốc (sau này chuyển thể thành phim) đã quá quen thuộc ở Việt Nam. Nó là một trong tứ đại danh tác của nước bạn, trở thành cuốn sách gối đầu giường của nhiều thế hệ Trung Quốc lẫn Việt Nam.

Những nhân vật trong Tam Quốc gần gũi với người Việt đến mức thường được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày. Người ta vẫn hay ví von: Đa nghi như Tào Tháo, nóng nảy như Trương Phi… Nói cách khác, Tam Quốc ảnh hưởng rất lớn đến đời sống tinh thần người Việt.