Khoa học thưởng thức

Hé lộ sinh vật dài nhất thế giới, khiến cá voi xanh cũng phải chịu thua, có ngoại hình kỳ dị khó tin

Hé lộ sinh vật dài nhất thế giới, khiến cá voi xanh cũng phải chịu thua, có ngoại hình kỳ dị khó tin

Sinh vật này dài đến hơn 100 mét, hơn cả cá voi xanh. Nó hiện vẫn gây tranh cãi trong giới khoa học vì không ai dám khẳng định nó là 1 cá thể hay là 1 nhóm sống.

Cá voi xanh được biết đến là sinh vật có kích thước khổng lồ, sống dưới đại dương bao la. Nhưng nó vẫn chưa phải loài dài nhất hành tinh. Các nhà khoa học đã tìm ra danh tính loài sinh vật đứng đầu về chiều dài: sứa siphon.

sinh-vat-dai-nhat-1

sinh-vat-dai-nhat-2

Cá voi xanh trung bình dài khoảng 30 mét. Trong khi đó xúc tu một con bạch tuộc khổng lồ có thể đạt 60 mét. Nhưng những con số đó chẳng là gì nếu so với sứa siphon. Bởi theo quan sát, bán kính vòng ngoài cùng của nó đã là 15 mét, chu vi vòng ngoài cùng lên đến 47 mét. Vòng trong của sứa siphon có thể đạt 110 mét, chiều dài này ngang với một tòa nhà chọc trời.

sinh-vat-dai-nhat-4

Thời điểm phát hiện ra sứa siphon, đoàn chuyên gia sững sờ bởi không thể xác định nó là gì. Họ còn lầm tưởng đây là một con cá voi bình thường. Phải đến khi phân tích, đối chiếu dữ liệu họ mới biết sinh vật này không hề liên quan đến loài cá. Nó có nhiều vòng đồng tâm từ trong ra ngoài, luồn lách chậm dưới biển.

sinh-vat-dai-nhat-5

Nghiên cứu cho rằng sứa siphon không phải một cá thể mà thực ra là một “nhóm”. Nó thuộc nhóm cnidaria, gồm các sinh vật đáy biển như sứa, thủy tức và các nhóm san hô. Tất cả các tế bào sinh sản của sứa vòi đều có nguồn gốc từ cùng một quả trứng thụ tinh. Tuy nhiên, mỗi một tế bào lại phát triển thành các dạng khác nhau qua cách hấp thụ dinh dưỡng từ mẹ. Sau đó các tế bào phát triển thành nhiều cá thể độc lập.

sinh-vat-dai-nhat-6

sinh-vat-dai-nhat-7

Các nhà khoa học đến nay cũng chưa thể xác định sứa siphon là một cá thể hay một nhóm sống. Tuy nhiên họ dám khẳng định nó là sinh vật dài nhất hành tinh được phát hiện cho đến nay.