Khám phá mới

Việt Nam thuộc triều đại nào ở thời Xuân Thu – Chiến Quốc? Có thiên tình sử 99% dân Việt thuộc lòng

Thời kỳ Xuân Thu – Chiến Quốc của Trung Hoa, tại Việt Nam có xuất hiện một chuyện tình đẫm nước mắt. Chuyện tình đó vô cùng nổi tiếng, được cho là có ảnh hưởng lớn đến cục diện chính trị nước ta lúc bấy giờ.

Xuân Thu và Chiến Quốc là hai thời đại rất quan trọng trong lịch sử Trung Quốc. Giai đoạn đó xuất hiện nhiều nhân tài, đánh dấu sự mở rộng cả về văn hóa, trí thức tại đất nước này.

Xuân Thu là giai đoạn kéo dài từ năm 771 TCN – 476 TCN. Giai đoạn này xảy ra rất nhiều trận chiến, sự sáp nhập của khoảng 170 nước nhỏ. Lúc này đây, giới thượng lưu dần dần sụp đổ, mở ra thời kỳ cho trí thức, học hành, thúc đẩy tự do tư tưởng và tiến bộ kỹ thuật.

xuan-thu-chien-quoc-1
Bản đồ Xuân Thu thế kỷ thứ 5 trước công nguyên. Ảnh: Internet

Nối tiếp Xuân Thu là thời Chiến Quốc. Thời kỳ này kéo dài từ khoảng thế kỷ 5 TCN – 221 TCN. Nhiều sử gia còn gọi nó là giai đoạn thứ hai của nhà Đông Chu, dù thực tế thì nhà Chu đã kết thúc vào năm 256 TCN.

Trái với Xuân Thu, thời Chiến Quốc là giai đoạn vua các nước chư hầu sáp nhập các tiểu quốc nhỏ hơn xung quanh để củng cố quyền lực. 7 nước lớn nổi lên khi ấy là: Tề, Sở, Yên, Hàn, Triệu, Ngụy, Tần. Lúc bấy giờ đồ sắt cũng rất dần thay thế đồ đồng ở Trung Quốc.

xuan-thu-chien-quoc-2
Bản đồ thời chiến quốc năm 260 TCN. Ảnh: Internet

Dựa trên mốc thời gian, có thể xác định ở giai đoạn Xuân Thu – Chiến Quốc, Việt Nam đang nằm trong Kỷ Hồng Bàng (? – 258 TCN). Theo một số cổ sử, bấy giờ các tộc người Việt cổ (Bách Việt) sinh sống ở Lĩnh Nam. Họ liên minh với nhau, lập nên nhà nước Xích Quỷ (2879 TCN) ở vùng Hồ Động Đình (Hồ Nam, Trung Quốc ngày nay).

Thế kỷ 8 TCN, các nước độc lập của các tộc người Việt dần hình thành khắp vùng phía Nam sông Dương Tử. Các tài liệu lịch sử cho thấy lúc này thật sự có tồn tại một vương quốc Văn Lang của người Lạc Việt (thế kỷ 7 TCN), cùng thời với Chu Trang Vương (696 TCN – 682 TCN) ở Trung Quốc.

xuan-thu-chien-quoc-3
Tượng Hùng Vương trong Khu tưởng niệm các Vua Hùng tại Công viên Tao Đàn. Ảnh: Internet

Văn Lang nằm ở khu vực ngày nay là trung du và đồng bằng Bắc Bộ, cũng như 3 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh. Thời điểm đó có thể Văn Lang còn giao thương với nước Việt của Việt Vương Câu Tiễn ở hạ lưu sông Trường Giang (Trung Quốc).

Đến thế kỷ 3 TCN, Thục Phán (thủ lĩnh bộ tộc Âu Việt) ở phía Bắc Văn Lang đã đánh bại Hùng Vương thứ 18. Nhà nước Văn Lang chính thức sụp đổ, thay vào đó là nhà nước Âu Lạc.

Sử sách chép lại, liên minh Âu Việt – Lạc Việt khi đó đã đánh bại cuộc xâm lược của nhà Tần. Kinh đô được An Dương Vương đặt ở Cổ Loa (thuộc huyện Đông Anh, Hà Nội ngày nay).

xuan-thu-chien-quoc-4
Đền Thượng, thờ An Dương Vương. Ảnh: Thành Cổ Loa
xuan-thu-chien-quoc-5
Tượng thánh tổ hoàng đế An Dương tại di tích thành Cổ Loa. Ảnh: Thành Cổ Loa

Đến năm 208 TCN (hoặc 179 TCN), Triệu Đà (viên tướng cũ của nhà Tần) đã thôn tính nước Âu Lạc, mở đầu giai đoạn khác cho lịch sử Việt Nam. Có ý kiến công nhận nhà Triệu là một triều đại trong lịch sử nước ta, phải đến năm 111 TCN, khi nhà Hán chiếm Nam Việt thì mới thực sự bắt đầu thời Bắc thuộc. Tuy nhiên, quan điểm khác lại cho rằng Triệu Đà vốn là người Hoa ở phương Bắc, theo lệnh Tần Thủy Hoàng đánh xuống nước ta, nên không thể công nhận đây là một triều đại chính thống.

Trong thời điểm chuyển giao giữa nhà nước Âu Lạc và nhà Triệu này, xuất hiện một chuyện tình vô cùng nổi tiếng giữa Mị Châu và Trọng Thủy. Chuyện kể rằng Mị Châu là con gái vua An Dương Vương Thục Phán. Vì yêu lầm Trọng Thủy mà hủy hoại cơ đồ, dẫn đến cảnh nước mất nhà tan. Tuy nhiên, cũng có luồng ý kiến thương cảm cho Mị Châu, đau lòng khi cô cuối cùng cũng chỉ là một quân cờ chính trị mà thôi.

Nhân vật Mị Châu – Trọng Thủy rất nổi tiếng ở Việt Nam. Đây đều là hai nhân vật có thật, nhưng câu chuyện về họ thì khó có thể xác định thực hư. Trong “Đại Việt sử lược” và “An Nam chí lược” đều ghi chép về Mị Châu nhưng không hề tồn tại chi tiết rải lông ngỗng dẫn đường cho Trọng Thủy. Vậy nên câu chuyện về nàng Mị Châu bị cho cũng chỉ là sản phẩm tưởng tượng của người đời.

xuan-thu-chien-quoc-6
Tranh minh họa chuyện tình Mị Châu - Trọng Thủy. Ảnh: Internet

Nhìn chung, khi bước vào thời kỳ Xuân Thu – Chiến Quốc, các vương quốc Sở, Tần ở Trung Quốc liên tục gây sức ép xuống các tộc người Việt cổ. Cùng với đó là làn sóng người Hoa Hạ chạy tị nạn xuống, khiến một số bộ tộc Việt bị đồng hóa. Dưới thời Tần Thủy Hoàng, thậm chí lãnh thổ Trung Hoa còn kéo dài đến tận ven biển phía Nam Quảng Đông.