Việt Nam thuộc triều đại nào ở thời Anh Hùng Xạ Điêu? Tên gọi và tình hình nước ta khi đó ra sao?
Thời điểm diễn ra “Anh hùng xạ điêu”, ở Việt Nam tình hình đang như thế nào? Đây có lẽ là thắc mắc của rất nhiều người yêu thích kiếm hiệp Kim Dung thời gian qua.
“Anh hùng xạ điêu” là tiểu thuyết kiếm hiệp không thể không kể đến khi nhắc về Kim Dung. Tác phẩm này được đánh giá rất cao, sau nhiều năm tái bản, chuyển thể điện ảnh lẫn truyền hình, “Anh hùng xạ điêu” vẫn luôn có vị trí vững chắc trong lòng khán giả.
“Anh hùng xạ điêu” được lấy bối cảnh vào thời nhà Tống (960 – 1279) của Trung Quốc. Trong thời gian cai trị, triều đại này xung đột thường xuyên với nhiều quốc gia xung quanh. Trong cuốn tiểu thuyết của Kim Dung không nhắc cụ thể về mốc thời gian cũng như các thời kỳ hoàng đế nên khó xác định rõ “Anh hùng xạ điêu” thuộc thời Bắc Tống hay Nam Tống.
Đối chiếu với sử Việt, trong thời gian này Việt Nam trải qua đến 4 vương triều là: Nhà Ngô (939–965), nhà Đinh (968–980), nhà Tiền Lê (980–1009), nhà Lý (1009–1225), nhà Trần (1226 – 1400). Vậy tên gọi nước ta khi ấy ra sao?
Năm 939, Ngô Quyền xưng vương sau khi đánh bại quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng. Lúc bấy giờ tên gọi của nước ta là Vạn Xuân.
Đến năm 968, Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân và lên ngôi Hoàng đế, đổi quốc hiệu thành Đại Cồ Việt. Đây là lần đầu tiên yếu tố Việt có trong quốc hiệu nước ta.
Cái tên Đại Cồ Việt được giữ nguyên qua thời Tiền Lê (980 – 1009).
Đến năm 1009, Lý Công Uẩn lên ngôi, lập nhà Lý. Về sau năm 1054, vua Lý Thánh Tông mới đổi tên nước ta sang Đại Việt.
Năm 1226, Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh, đánh dấu sự chuyển giao quyền lực giữa hai vương triều. Nhà Trần vẫn giữ nguyên quốc hiệu Đại Việt suốt thời kỳ sau đó.
Như vậy, trong thời kỳ diễn ra “Anh hùng xạ điêu”, ở Việt Nam đã trải qua đến 5 vương triều, 3 lần đổi quốc hiệu.
Nhưng dù là ở thời kỳ nào, nước ta ở thế kỷ 10 – thế kỷ 13 cũng đều phải đối diện với âm mưu xâm lược từ phương Bắc. Nhà Tống liên tục có những kế hoạch tấn công xuống phương Nam để thôn tính chúng ta. Bất chấp việc chỉ là một nước nhỏ, thiếu thốn trăm bề, Việt Nam khi ấy luôn anh dũng chống trả, khiến giặc nhiều phen sợ hãi kinh hồn bạt vía. Ở thời kỳ nào nước ta cũng có anh hùng hào kiệt, nhân tài không hề thiếu. Đó là niềm tự hào mà hậu thế sau này vẫn luôn nhắc đến.