Trong thời phong kiến, tử hình bằng cách chém đầu là hình phạt khá phổ biến. Phương pháp thi hành án này thậm chí còn được làm công khai trước bàn dân thiên hạ. Một người cầm thanh đao, chờ hiệu lệnh từ quan phủ rồi ra tay hành hình. Người đó được gọi với cái tên đao phủ. Đao phủ có vai trò rất quan trọng trong thi hành án, bởi lẽ chẳng mấy người dám làm cái việc ghê rợn ấy.
Trong các bộ phim của Trung Quốc thời phong kiến, đao phủ luôn là người rất to cao, vạm vỡ và nét mặt không chút biểu cảm nào. Quả thật, để có thể vung đao dứt khoát, chính xác thì đao phủ phải có sức khỏe rất tốt.
Thực tế, những người làm nghề đao phủ đa số từng làm việc giết mổ trâu bò, lợn gà… Họ đã quen với việc sử dụng đao kiếm, nói cách khác là không còn lạ lẫm gì với máu me. Phần còn lại thì được chọn từ những binh sĩ từng ra chiến trường chống giặc. Đây là những người quen dùng vũ khí, có thể đoạt mạng người khác một cách nhanh chóng, hiệu quả.
Làm cái nghề đoạt mạng người khác thực sự chẳng vui vẻ gì. Nhưng bù lại đao phủ lại được triều đình trả lương rất hậu hĩnh. Ngoài ra, họ còn được các tử tù hối lộ để ra tay dứt khoát, giúp nạn nhân bớt đau đớn hơn.
Đến thời nhà Thanh, triều đình cho rằng công việc của đao phủ quá sát sinh và nặng nghiệp chướng. Vì thế nên bổng lộc của họ lại càng được tăng lên nhiều hơn. Đây được xem là cách để bồi thường cho tổn thất mà đao phủ và gia đình họ phải chịu. Về phần những đao phủ, sau nhiều năm hành nghề thường sống trong sợ hãi, lo lắng và day dứt vì tước đoạt đi tính mạng của nhiều tù nhân.
Tiết lộ về thân thế của Tôn Ngộ Không: Là nhân vật lịch sử có thật
(Techz.vn) – Tôn Ngộ Không chẳng phải nhân vật hư cấu như chúng ta nghĩ, đây là một nhân vật lịch sử có thật và tồn tại nhiều giai thoại liên quan.