Tây Du Ký là tác phẩm quá quen thuộc với khán giả Việt Nam. Nó được chuyển thể thành rất nhiều loại, từ phim điện ảnh, phim truyền hình, phim hoạt hình đến truyện tranh, kịch nói… Tuổi đời hàng trăm năm, cộng thêm lượng khán giả đông đảo, không quá khi nói Tây Du Ký là kiệt tác của nhân loại.
Thế nhưng, mới đây, một cô bé lớp 5 lại bất ngờ chỉ ra những thiếu sót, hớ hênh của Tây Du Ký. Đó là Mã Tư Tư, học sinh trường tiểu học Hàng Châu, Chiết Giang. Cô bé gây chú ý khi có thể thuộc lòng từng chương/hồi của Tây Du Ký. Có lẽ, vì là fan ruột của bộ phim nên Mã Tư Tư có thể tìm ra những điểm vô lý cả trong nguyên tác lẫn chuyển thể.
Đầu tiên có lẽ phải nói đến ẩm thực. Chẳng ai còn lạ gì cảnh đi xin cơm chay của thầy trò Đường Tăng trong Tây Du Ký. Dù đi hết cả lãnh thổ Đại Đường, đến tận Tây Phương, nhưng có đến đâu thì bữa ăn của 4 thầy trò vẫn giống nhau. Đó đều là cơm trắng, rau xanh, nấm, mộc nhĩ, đậu phụ, màn thầu. Điều này rõ ràng không hợp lý, bởi tập tục ở mỗi nơi mỗi khác. Cô bé Mã Tư Tư thậm chí còn làm hẳn một bài văn về vấn đề này rồi chia sẻ lên mạng xã hội, khiến nhiều người thích thú.
Bản thân Mã Tư Tư đã tự giải thích cho chi tiết vô lý trên. Theo cô bé, những món ăn trên hầu hết đến từ vùng Giang Tô. Tác giả của Tây Du Ký – cố nhà văn Ngô Thừa Ân là người đến từ Hoài An, Giang Tô. Trong cái thời không có google, bách khoa toàn thư hay các thanh công cụ tìm kiếm thì thật khó để ông tìm kiếm thông tin về các vùng miền khác. Thêm vào đó, Ngô Thừa Ân cũng chẳng phải “phượt thủ”, kiến thức vùng miền vì thế cũng hạn chế, chỉ có thể mô tả món ăn qua tưởng tượng mà thôi. Không khó hiểu khi ông chọn đưa các món của quê hương vào tác phẩm của mình. Thậm chí, Mã Tư Tư còn “góp ý” với Ngô Thừa Ân rằng ông có thể hỏi ý kiến các chuyên gia ẩm thực thời đó để khiến tác phẩm trở nên phong phú hơn.
Tiết lộ về thân thế của Tôn Ngộ Không: Là nhân vật lịch sử có thật
(Techz.vn) – Tôn Ngộ Không chẳng phải nhân vật hư cấu như chúng ta nghĩ, đây là một nhân vật lịch sử có thật và tồn tại nhiều giai thoại liên quan.