Khám phá mới

Tiết lộ những dân tộc ở Việt Nam không ăn Tết Nguyên đán, họ đón năm mới vào ngày nào?

Ở Việt Nam có rất nhiều dân tộc không ăn Tết Nguyên đán. Thay vào đó, họ chọn một dịp khác trong năm để chào đón năm mới.

Tết Nguyên đán được xem là ngày Tết cổ xưa nhất, quan trọng nhất với người Việt Nam. Nhưng không phải dân tộc nào ở nước ta cũng đón năm mới vào dịp này. Đó là những dân tộc nào?

Dân tộc Mông

Người Mông có Tết Naox-Cha. Đây là dịp để họ chào mừng năm mới, thường được tổ chức trước hay sau Tết Dương lịch vài ngày, giữa mùa đông giá rét. Vào đêm chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, các chàng trai trong gia đình sẽ đi “mở nước” bằng cách ra sông, suối lấy nước về cúng tổ tiên.

dan-toc-1

Dân tộc Khmer

Người Khmer tập trung chủ yếu ở đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là Trà Vinh, Sóc Trăng. Hàng năm, dân tộc này sẽ đón năm mới vào đầu tháng Chét của lịch Phật giáo Khmer (giữa tháng 4 dương lịch). Tết của người Khmer được gọi là Chôi Chnăm. Vào dịp này họ cũng sẽ gói bánh chưng, bánh tét, đi lễ chùa, chúc mừng lẫn nhau.

dan-toc-2

Dân tộc Chăm

Người Chăm có đến 2 dịp lễ lớn được xem như là Tết là Păng-Katê (ngày 1/7 lịch Chăm, khoảng tháng 9 dương lịch) và Păng-Chabư (ngày 16/7 lịch Chăm, khoảng tháng 2-3 dương lịch).

dan-toc-3

Theo quan niệm của người Chăm, Păng Katê là ngày tế lễ cho các vua Chăm xa xưa đã có công dựng nước, hướng dẫn dựng nông trang. Tết này thuộc về người cha, tượng trưng cho khí dương và được cử hành vào sáng sớm. Trong khi đó, Tết Păng Chabư là cúng tế các thần Pô Giang nữ. Họ là các hoàng hậu, công chúa Chăm, thuộc dòng họ mẹ, tượng trưng cho khí âm nên cử hành vào buổi tối.

Dân tộc Xơ Đăng

Người Xơ Đăng ở Kon Tum hàng năm sẽ ăn Tết Giọt nước vào khoảng tháng 3 dương lịch. Lễ hội đón mừng năm mới này diễn ra sau khi mãn mùa và các máng nước bắt đầu được sửa sang lại. Mục đích của nó là cầu mong Thần nước (Yang Dak) ban cho dân làng năm mới được mùa, nước non đủ đầy.

dan-toc-4

Dân tộc K’Ho

Khu vực Lâm Đồng có người K’Ho cũng không ăn Tết Nguyên đán. Khoảng 1 tháng sau Tết Nguyên đán của người Kinh, dân tộc này mới bắt đầu đón năm mới. Tết của họ gọi là Nhô LirBông, tức là Tết mừng lúa về nhà. Ngày Tết này sẽ kéo dài cả tháng trời, được cúng tại kho lúa của mỗi gia đình, với sự tham gia của chủ làng cùng nhiều gia đình khác.

dan-toc-5